Những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng tồi tệ hơn, đặc biệt là đối với kinh tế toàn cầu, khiến chi phí tiêu dùng tăng lên. Theo tính toán, đến 2030, con số thiệt hại là khoảng 700 tỷ USD (khoảng hơn 14 triệu tỷ VND). Năm 2050 sẽ là cuộc đại di cư của hàng trăm triệu người trên toàn thế giới do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu qua các “chứng” hạn hán, nước biển dâng, băng tan khiến cho mực nước biển dâng, gia tăng nhiệt độ. Sốt xuất huyết bùng phát mạnh. Do biến đổi khí hậu khiến thời tiết thất thường, tạo điều kiện cho muỗi mang bệnh sốt xuất huyết hoạt động mạnh hơn. Bùng phát cháy rừng có thể tăng hơn 8 lần vào năm 2100. Nhân loại chết vì thiếu nước. Theo tính toán, nếu nhiệt độ tăng khoảng 2 độ C vào năm 2100 thì sẽ có thêm 8% dân số trên thế giới lâm vào tình trạng khan hiếm nước. Bão có cường độ cao hơn 11% vào năm 2100. Theo thống kê, số lượng các cơn bão cường độ cao đang ngày càng tăng mạnh và ngày càng khó kiểm soát do biến đổi khí hậu ảnh hưởng. San hô có nguy cơ tuyệt chủng. Theo nghiên cứu của Viện tài nguyên thế giới, tất cả các rạn san hô có thể có nguy cơ biến mất vào năm 2050 do sự tăng axit trong nước biển sinh ra do biến đổi khí hậu. Nhiều loài bò sát đổi giới tính, biến từ đực thành cái, gây ra nạn tuyệt chủng. Chúng là những loài bò sát sống dựa vào nhiệt độ môi trường xung quanh để điều chỉnh quá trình sinh lý, như ở rùa, nhiệt độ của tổ quyết định giới tính của các con non. Không gian tổ mát sẽ cho ra con đực, nếu tổ ấm hơn sẽ cho ra con cái.
Những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng tồi tệ hơn, đặc biệt là đối với kinh tế toàn cầu, khiến chi phí tiêu dùng tăng lên. Theo tính toán, đến 2030, con số thiệt hại là khoảng 700 tỷ USD (khoảng hơn 14 triệu tỷ VND).
Năm 2050 sẽ là cuộc đại di cư của hàng trăm triệu người trên toàn thế giới do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu qua các “chứng” hạn hán, nước biển dâng, băng tan khiến cho mực nước biển dâng, gia tăng nhiệt độ.
Sốt xuất huyết bùng phát mạnh. Do biến đổi khí hậu khiến thời tiết thất thường, tạo điều kiện cho muỗi mang bệnh sốt xuất huyết hoạt động mạnh hơn.
Bùng phát cháy rừng có thể tăng hơn 8 lần vào năm 2100.
Nhân loại chết vì thiếu nước. Theo tính toán, nếu nhiệt độ tăng khoảng 2 độ C vào năm 2100 thì sẽ có thêm 8% dân số trên thế giới lâm vào tình trạng khan hiếm nước.
Bão có cường độ cao hơn 11% vào năm 2100. Theo thống kê, số lượng các cơn bão cường độ cao đang ngày càng tăng mạnh và ngày càng khó kiểm soát do biến đổi khí hậu ảnh hưởng.
San hô có nguy cơ tuyệt chủng. Theo nghiên cứu của Viện tài nguyên thế giới, tất cả các rạn san hô có thể có nguy cơ biến mất vào năm 2050 do sự tăng axit trong nước biển sinh ra do biến đổi khí hậu.
Nhiều loài bò sát đổi giới tính, biến từ đực thành cái, gây ra nạn tuyệt chủng. Chúng là những loài bò sát sống dựa vào nhiệt độ môi trường xung quanh để điều chỉnh quá trình sinh lý, như ở rùa, nhiệt độ của tổ quyết định giới tính của các con non. Không gian tổ mát sẽ cho ra con đực, nếu tổ ấm hơn sẽ cho ra con cái.