Xương rồng khổng lồ Saguaro có nguồn gốc ở sa mạc Sonoran, Arizona, Mỹ đồng thời là loài thực vật hoang dã biểu tượng của tiểu bang này. Ngoài ra, loài xương rồng độc đáo này còn phân bố ở khu vực liền kề Mexico State of Sonora và một phần nhỏ ở California.Vỏ ngoài của loài xương rồng khổng lồ Saguaro có màu xanh, thân cây dày dặn, mềm, phủ kín gai để hạn chế sự bốc hơi nước. Đa số những cây xương rồng khổng lồ đều có hình trụ, có nhiều nhánh nhỏ mọc hướng lên trên.Tuy nhiên, đôi khi chúng sẽ phát triển thành hình dạng quạt ở những nhánh của cây. Hiện tượng này gọi là hiện tượng xương rồng mọc mào hay còn gọi là cresting, rất hiếm xảy ra. Người ta ước tính rằng hiện tượng xương rồng mọc mào xuất hiện với tỷ lệ 1/200.000cây.Ban đầu, rất ít trường hợp xương rồng mọc mào được phát hiện nhưng đến nay, đã có hơn 2000 cây xương rồng phát triển bất thường được phát hiện và các nhà sinh vật học tin rằng hiện tượng này có thể còn nhiều hơn nữa.Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân của hiện tượng xương rồng khổng lồ mọc mào. Có một số suy đoán rằng do đột biến di truyền, một số khác lại nghiêng về giả thiết hiện tượng này được gây ra bởi một loài vi sinh vật nào đó... tuy nhiên chưa có giả thiết nào lý giải thỏa đáng và được nhiều người chấp nhận.Theo Scottsdale Convention & Visitors Bureau: "Giả thiết được chấp nhận nhiều nhất là phần đỉnh cây đã bị con người tác động tới bằng máy móc hoặc do thiên nhiên, bởi các loài vi sinh vật nên bị biến dạng, mọc mào.Tuy nhiên, biến dạng này không gây hại cho quá trình phát triển và sinh sản của những gã khổng lồ sa mạc.Xương rồng Saguaro có một tuổi thọ tương đối dài. Chúng mất đến 75 năm để phát triển một nhánh phụ. Một số cây có thể sống tới 150 năm.Tốc độ tăng trưởng của loài xương rồng này phụ thuộc rất nhiều vào lượng mưa. Bất cứ khi nào có mưa, loài xương rồng này sẽ hút nước mưa một cách triệt để và dự trữ, từ từ tiêu thụ.Một chiếc mào hình dẻ quạt của xương rồng khổng lồ Saguaro.Cận cảnh chiếc mào cũng to lớn không kém thân cây xương rồng.
Xương rồng khổng lồ Saguaro có nguồn gốc ở sa mạc Sonoran, Arizona, Mỹ đồng thời là loài thực vật hoang dã biểu tượng của tiểu bang này. Ngoài ra, loài xương rồng độc đáo này còn phân bố ở khu vực liền kề Mexico State of Sonora và một phần nhỏ ở California.
Vỏ ngoài của loài xương rồng khổng lồ Saguaro có màu xanh, thân cây dày dặn, mềm, phủ kín gai để hạn chế sự bốc hơi nước. Đa số những cây xương rồng khổng lồ đều có hình trụ, có nhiều nhánh nhỏ mọc hướng lên trên.
Tuy nhiên, đôi khi chúng sẽ phát triển thành hình dạng quạt ở những nhánh của cây. Hiện tượng này gọi là hiện tượng xương rồng mọc mào hay còn gọi là cresting, rất hiếm xảy ra. Người ta ước tính rằng hiện tượng xương rồng mọc mào xuất hiện với tỷ lệ 1/200.000cây.
Ban đầu, rất ít trường hợp xương rồng mọc mào được phát hiện nhưng đến nay, đã có hơn 2000 cây xương rồng phát triển bất thường được phát hiện và các nhà sinh vật học tin rằng hiện tượng này có thể còn nhiều hơn nữa.
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân của hiện tượng xương rồng khổng lồ mọc mào. Có một số suy đoán rằng do đột biến di truyền, một số khác lại nghiêng về giả thiết hiện tượng này được gây ra bởi một loài vi sinh vật nào đó... tuy nhiên chưa có giả thiết nào lý giải thỏa đáng và được nhiều người chấp nhận.
Theo Scottsdale Convention & Visitors Bureau: "Giả thiết được chấp nhận nhiều nhất là phần đỉnh cây đã bị con người tác động tới bằng máy móc hoặc do thiên nhiên, bởi các loài vi sinh vật nên bị biến dạng, mọc mào.
Tuy nhiên, biến dạng này không gây hại cho quá trình phát triển và sinh sản của những gã khổng lồ sa mạc.
Xương rồng Saguaro có một tuổi thọ tương đối dài. Chúng mất đến 75 năm để phát triển một nhánh phụ. Một số cây có thể sống tới 150 năm.
Tốc độ tăng trưởng của loài xương rồng này phụ thuộc rất nhiều vào lượng mưa. Bất cứ khi nào có mưa, loài xương rồng này sẽ hút nước mưa một cách triệt để và dự trữ, từ từ tiêu thụ.
Một chiếc mào hình dẻ quạt của xương rồng khổng lồ Saguaro.
Cận cảnh chiếc mào cũng to lớn không kém thân cây xương rồng.