Da điện tử. Da có nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ cơ thể của chúng ta, sẽ rất kinh khủng nếu nó bị hư hỏng. Khoa học hiện đại đang phát triển một làn da thay thế tổng hợp có hiệu quả giống như da thật, siêu bền, nhạy cảm và siêu linh. Nó chứa các bóng bán dẫn hữu cơ và một lớp đàn hồi, tự cấp nguồn năng lượng, chứa một loạt các tế bào năng lượng mặt trời. Tim. Các nhà khoa học từ lâu đã nghiên cứu tiềm năng của tế bào gốc để phát triển một trái tim điện tử thay thế cho trái tim thật của con người. Trái tim con người ngày càng già cỗi và ốm yếu, đó chính là lý do mọi người sẽ muốn một trái tim mới. Tay giả nhạy cảm như tay thật. Những người có chân tay giả không thể phát hiện nếu họ tiếp xúc với một đối tượng mà không nhìn vào nó trực tiếp. Nhưng công nghệ hiện đại đang dần phát triển một nghiên cứu tay giả mà có thể có những xúc giác như thật. Chân giả. Chân giả là phát triển khoa học vô cùng hữu ích cho người tàn tật, đặc biệt nếu nó có thể có các kết nối dây thần kinh thực tế với cơ thể. Công nghệ chân giả khá phức tạp. Não người. Não chết đồng nghĩa với việc bạn phải kết thúc sự sống, từ biệt người thân về cõi vĩnh hằng. Các nhà khoa học đang phát triển bộ não con người thực tế trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học ở Áo bước ban đầu đã tạo ra được bộ não tương đương với bào thai chín tuần tuổi. Là tín hiệu khoa học đáng mừng của nhân loại. Tai in 3D. Mặc dù khoa học đã có công nghệ để phục hồi thính giác, nhưng nghiên cứu phát triển một chiếc tai y như thật không phải là điều viển vông. Các nhà nghiên cứu đã có phương pháp phát triển nghiên cứu mô hình tai linh hoạt, khỏi tế bào thực. Tai nhân tạo là lợi ích rất lớn cho những người bị khiếm thính/ Mũi ngửi thấy bệnh tật. Các nhà nghiên cứu Đại học Illinois đặt mục tiêu phát triển một mũi nhân tạo có sử dụng mùi của vi khuẩn để xác định và chẩn đoán bệnh và đã bước đầu có những thành công cụ thể. Tuyến tụy nhân tạo. Đối với bệnh nhân tiểu đường, tuyến tụy nhân tạo là rất cần thiết. Bộ phận này có thể sản xuất insulin vào cơ thể tự động. Tuy nhiên, tuyến tụy nhân tạo vẫn còn trong giai đoạn phát triển ban đầu. Mắt giả. Việc phục hồi thị giác cho người mù là một vấn đề phức tạp. Khi người ta bị mất thị giác, võng mạc không còn gửi tín hiệu đến bộ não. Để chế tạo mắt nhân tạo, quá trình võng mạc xử lý những tín hiệu là vấn đề nan giải. Các nghiên cứu cho thấy con mắt nhân tạo đã thực sự phục hồi thị giác với những con chuột mù, tạo rất nhiều hy vọng cho các thử nghiệm cuối cùng đối với con người vì võng mạc khỉ và người hoạt động tương tự. Ngón tay chứa file dữ liệu số. Nhà lập trình Phần Lan, Jerry Jalava từng phải đối mặt với thảm kịch mất đi ngón tay. Ông quyết định đi trước và phát triển một ngón tay giả có chứa hai GB dung lượng. Bây giờ Jerry có thể cắm ngón tay của mình vào một máy tính chỉ bằng cách lột móng để lộ đầu cắm USB. Jerry cũng có thể loại bỏ toàn bộ ngón tay bất cứ lúc nào và giao cho một người bạn để sử dụng.
Da điện tử. Da có nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ cơ thể của chúng ta, sẽ rất kinh khủng nếu nó bị hư hỏng. Khoa học hiện đại đang phát triển một làn da thay thế tổng hợp có hiệu quả giống như da thật, siêu bền, nhạy cảm và siêu linh. Nó chứa các bóng bán dẫn hữu cơ và một lớp đàn hồi, tự cấp nguồn năng lượng, chứa một loạt các tế bào năng lượng mặt trời.
Tim. Các nhà khoa học từ lâu đã nghiên cứu tiềm năng của tế bào gốc để phát triển một trái tim điện tử thay thế cho trái tim thật của con người. Trái tim con người ngày càng già cỗi và ốm yếu, đó chính là lý do mọi người sẽ muốn một trái tim mới.
Tay giả nhạy cảm như tay thật. Những người có chân tay giả không thể phát hiện nếu họ tiếp xúc với một đối tượng mà không nhìn vào nó trực tiếp. Nhưng công nghệ hiện đại đang dần phát triển một nghiên cứu tay giả mà có thể có những xúc giác như thật.
Chân giả. Chân giả là phát triển khoa học vô cùng hữu ích cho người tàn tật, đặc biệt nếu nó có thể có các kết nối dây thần kinh thực tế với cơ thể. Công nghệ chân giả khá phức tạp.
Não người. Não chết đồng nghĩa với việc bạn phải kết thúc sự sống, từ biệt người thân về cõi vĩnh hằng. Các nhà khoa học đang phát triển bộ não con người thực tế trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học ở Áo bước ban đầu đã tạo ra được bộ não tương đương với bào thai chín tuần tuổi. Là tín hiệu khoa học đáng mừng của nhân loại.
Tai in 3D. Mặc dù khoa học đã có công nghệ để phục hồi thính giác, nhưng nghiên cứu phát triển một chiếc tai y như thật không phải là điều viển vông. Các nhà nghiên cứu đã có phương pháp phát triển nghiên cứu mô hình tai linh hoạt, khỏi tế bào thực. Tai nhân tạo là lợi ích rất lớn cho những người bị khiếm thính/
Mũi ngửi thấy bệnh tật. Các nhà nghiên cứu Đại học Illinois đặt mục tiêu phát triển một mũi nhân tạo có sử dụng mùi của vi khuẩn để xác định và chẩn đoán bệnh và đã bước đầu có những thành công cụ thể.
Tuyến tụy nhân tạo. Đối với bệnh nhân tiểu đường, tuyến tụy nhân tạo là rất cần thiết. Bộ phận này có thể sản xuất insulin vào cơ thể tự động. Tuy nhiên, tuyến tụy nhân tạo vẫn còn trong giai đoạn phát triển ban đầu.
Mắt giả. Việc phục hồi thị giác cho người mù là một vấn đề phức tạp. Khi người ta bị mất thị giác, võng mạc không còn gửi tín hiệu đến bộ não. Để chế tạo mắt nhân tạo, quá trình võng mạc xử lý những tín hiệu là vấn đề nan giải. Các nghiên cứu cho thấy con mắt nhân tạo đã thực sự phục hồi thị giác với những con chuột mù, tạo rất nhiều hy vọng cho các thử nghiệm cuối cùng đối với con người vì võng mạc khỉ và người hoạt động tương tự.
Ngón tay chứa file dữ liệu số. Nhà lập trình Phần Lan, Jerry Jalava từng phải đối mặt với thảm kịch mất đi ngón tay. Ông quyết định đi trước và phát triển một ngón tay giả có chứa hai GB dung lượng. Bây giờ Jerry có thể cắm ngón tay của mình vào một máy tính chỉ bằng cách lột móng để lộ đầu cắm USB. Jerry cũng có thể loại bỏ toàn bộ ngón tay bất cứ lúc nào và giao cho một người bạn để sử dụng.