Trước khi Newton công bố các công trình nghiên cứu về cơ học cổ điển thì Roemer đã hoàn thành nghiên cứu về vận tốc ánh sáng (1676). Roemer đã quan sát quỹ đạo của Io - một trong những mặt trăng của sao Mộc và nhận thấy rằng thời gian giữa các kỳ nhật thực thay đổi khi Trái đất di chuyển về gần hoặc xa vệ tinh. Qua đó, ông phát hiện ra rằng ánh sáng phải có một tốc độ hữu hạn và đã tính toán dựa trên những quan sát về hệ thống năng lượng mặt trời, đưa ra kết quả sai lệch 25% - một thành tích đáng kinh ngạc so với cơ sở vật chất nghiên cứu thời bấy giờ. Vẫn tiếp tục về vận tốc ánh sáng, năm 1924, nhà vật lí Albert M. Michelson đã thành công trong việc đo tốc độ ánh sáng vào năm 1878 với mẫu thiết bị phức tạp đặt dọc theo bức tường dài 0,61km nằm trên đôi bờ sông Severn (Maryland). Michelson tính được kết quả cuối cùng là 186.355 dặm/giây (299.909 km/giây), cho phép sai số trong khoảng 30 dặm/giây. Do độ phức tạp tăng lên trong thiết kế thí nghiệm của ông, nên độ chính xác của phương pháp Michelson cũng cao gấp hơn 20 lần so với phương pháp trước đó. Từ trước khi máy gia tốc hạt ra đời rất lâu, vào năm 1909, thí nghiệm giọt dầu Millikan, thực hiện bởi nhà vật lý người Mỹ Robert Millikan đã thành công trong việc đo được điện tích của electron. Những thí nghiệm được lặp đi lặp lại của Millika cuối cùng đã tìm ra giá trị điện tích chính xác hơn là e = 1,59 × 10−19 coulomb. Những đo đạc hiện nay dựa trên nguyên lý của Millikan cho kết quả là e = 1,602 × 10−19 coulomb. Định luật vạn vật hấp dẫn đã được Isaac Newton tìm ra năm 1687. Vào thời điểm đó, hằng số hấp dẫn trong công thức tính lực hấp dẫn vẫn chưa được đo đạc chính xác. Kế thừa phương pháp của Francis John Hyde Wollaston, Henry Cavendish đã tính ra được mô men lực tác động lên lò xo xoắn, và suy tiếp ra hằng số hấp dẫn nhờ vào các khối lượng đã biết. Biết được hằng số hấp dẫn và gia tốc trọng trường trên bề mặt Trái Đất, Cavendish đã tính ra được khối lượng của Trái Đất là 6 × 10^24 kg. Thomas Young nổi tiếng với thí nghiệm khe Young được thực hiện lần đầu vào khoảng năm 1805, là một thí nghiệm quang học chiếu ánh sáng qua hai khe hẹp và quan sát vân giao thoa trên màn ảnh nằm sau. Thí nghiệm của Young đã khẳng định sự lan truyền của ánh sáng như những sóng. Với những đóng góp của mình, Young được coi là người đặt nền móng cho thuyết sóng ánh sáng.
Trước khi Newton công bố các công trình nghiên cứu về cơ học cổ điển thì Roemer đã hoàn thành nghiên cứu về vận tốc ánh sáng (1676). Roemer đã quan sát quỹ đạo của Io - một trong những mặt trăng của sao Mộc và nhận thấy rằng thời gian giữa các kỳ nhật thực thay đổi khi Trái đất di chuyển về gần hoặc xa vệ tinh.
Qua đó, ông phát hiện ra rằng ánh sáng phải có một tốc độ hữu hạn và đã tính toán dựa trên những quan sát về hệ thống năng lượng mặt trời, đưa ra kết quả sai lệch 25% - một thành tích đáng kinh ngạc so với cơ sở vật chất nghiên cứu thời bấy giờ.
Vẫn tiếp tục về vận tốc ánh sáng, năm 1924, nhà vật lí Albert M. Michelson đã thành công trong việc đo tốc độ ánh sáng vào năm 1878 với mẫu thiết bị phức tạp đặt dọc theo bức tường dài 0,61km nằm trên đôi bờ sông Severn (Maryland).
Michelson tính được kết quả cuối cùng là 186.355 dặm/giây (299.909 km/giây), cho phép sai số trong khoảng 30 dặm/giây. Do độ phức tạp tăng lên trong thiết kế thí nghiệm của ông, nên độ chính xác của phương pháp Michelson cũng cao gấp hơn 20 lần so với phương pháp trước đó.
Từ trước khi máy gia tốc hạt ra đời rất lâu, vào năm 1909, thí nghiệm giọt dầu Millikan, thực hiện bởi nhà vật lý người Mỹ Robert Millikan đã thành công trong việc đo được điện tích của electron.
Những thí nghiệm được lặp đi lặp lại của Millika cuối cùng đã tìm ra giá trị điện tích chính xác hơn là e = 1,59 × 10−19 coulomb. Những đo đạc hiện nay dựa trên nguyên lý của Millikan cho kết quả là e = 1,602 × 10−19 coulomb.
Định luật vạn vật hấp dẫn đã được Isaac Newton tìm ra năm 1687. Vào thời điểm đó, hằng số hấp dẫn trong công thức tính lực hấp dẫn vẫn chưa được đo đạc chính xác.
Kế thừa phương pháp của Francis John Hyde Wollaston, Henry Cavendish đã tính ra được mô men lực tác động lên lò xo xoắn, và suy tiếp ra hằng số hấp dẫn nhờ vào các khối lượng đã biết. Biết được hằng số hấp dẫn và gia tốc trọng trường trên bề mặt Trái Đất, Cavendish đã tính ra được khối lượng của Trái Đất là 6 × 10^24 kg.
Thomas Young nổi tiếng với thí nghiệm khe Young được thực hiện lần đầu vào khoảng năm 1805, là một thí nghiệm quang học chiếu ánh sáng qua hai khe hẹp và quan sát vân giao thoa trên màn ảnh nằm sau.
Thí nghiệm của Young đã khẳng định sự lan truyền của ánh sáng như những sóng. Với những đóng góp của mình, Young được coi là người đặt nền móng cho thuyết sóng ánh sáng.