Mực đom đóm là loài động vật biển có khả năng phát ra ánh sáng màu xanh dương. Ban ngày mực đom đóm hoạt động ở các tầng nước sâu của Thái Bình Dương, phát ra ánh sáng nhấp nháy thu hút các loài cá nhỏ và dùng xúc tu của để quấn con mồi. Các bộ phận phát sáng nằm trong các xúc tu và dọc theo lưng của mực đom đóm, còn phần bụng hầu như không phát sáng để động vật săn mồi không thể thấy chúng. Bọ cạp phát ra ánh sáng màu xanh dương dưới tia cực tím. Loài bọ cạp Heterometrus laoticus có màu đen trong ánh sáng ban ngày, nhưng có thể biến thành màu xanh dương dưới ánh sáng cực tím. Các nhà khoa học không biết nguyên nhân bọ cạp đen phát sáng, nhưng các bộ phận cơ thể cứng chắc của loài này có chứa chất hóa học phát huỳnh quang, bao gồm cả betacarboline. “Viên sapphire của biển” là tên gọi loài giáp xác chân kiếm Sapphirina có khả năng phát sáng đặc biệt dưới đáy đại dương, nhấp nháy biến màu, từ màu xanh da trời thành vô hình trong tích tắc. Loài giáp xác đặc biệt này sở hữu lớp vỏ ngoài lấp lánh và trong suốt như thủy tinh. Loài đom đóm Waitomo xinh đẹp có thể tự phát quang và chỉ được tìm thấy duy nhất ở New Zealand. Loài này có kích cỡ như một con muỗi to trung bình ở trong hang động Waitomo từ khoảng 300 triệu năm về trước. Vi khuẩn phát quang sinh học: một số vi khuẩn sống trong môi trường biển, phân hủy hoặc sống trong ruột sinh vật biển có khả năng tạo ra ánh sáng, điển hình như loài cá ăn thịt kỳ lạ Angler phát sáng miếng mồi nhử ở đầu vây lưng, trong đó có chứa đến hàng triệu vi khuẩn phát sáng. Loài cá mập lùn Squaliolus aliae có chiều dài tối đa 22 cm, sống ngay dưới bề mặt của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương có thể sử dụng ánh sáng phát ra từ bụng để lẩn tránh kẻ thù. Một số nhà khoa học nghi rằng loài cá mập lùn Squaliolus aliae sở hữu những cơ quan phát sáng trong bụng, nhưng giả thuyết đó chưa bao giờ được kiểm chứng. Loài ốc sên Clusterwink có thể tự phát sáng có một bộ phận phát quang trên cơ thể và vỏ của nó tán xạ tốt đến mức từng mm của phần vỏ đều được phát sáng. Nó chủ yếu phát sáng khi bị quấy rầy bởi tác động bên ngoài. Sứa là một trong những sinh vật có khả năng phát sáng rất nổi tiếng. Loài này sở hữu các protein phát quang sinh học khiến nó có thể tạo ra ánh sáng màu sắc trên cơ thể trong suốt.
Mực đom đóm là loài động vật biển có khả năng phát ra ánh sáng màu xanh dương. Ban ngày mực đom đóm hoạt động ở các tầng nước sâu của Thái Bình Dương, phát ra ánh sáng nhấp nháy thu hút các loài cá nhỏ và dùng xúc tu của để quấn con mồi. Các bộ phận phát sáng nằm trong các xúc tu và dọc theo lưng của mực đom đóm, còn phần bụng hầu như không phát sáng để động vật săn mồi không thể thấy chúng.
Bọ cạp phát ra ánh sáng màu xanh dương dưới tia cực tím. Loài bọ cạp Heterometrus laoticus có màu đen trong ánh sáng ban ngày, nhưng có thể biến thành màu xanh dương dưới ánh sáng cực tím. Các nhà khoa học không biết nguyên nhân bọ cạp đen phát sáng, nhưng các bộ phận cơ thể cứng chắc của loài này có chứa chất hóa học phát huỳnh quang, bao gồm cả betacarboline.
“Viên sapphire của biển” là tên gọi loài giáp xác chân kiếm Sapphirina có khả năng phát sáng đặc biệt dưới đáy đại dương, nhấp nháy biến màu, từ màu xanh da trời thành vô hình trong tích tắc. Loài giáp xác đặc biệt này sở hữu lớp vỏ ngoài lấp lánh và trong suốt như thủy tinh.
Loài đom đóm Waitomo xinh đẹp có thể tự phát quang và chỉ được tìm thấy duy nhất ở New Zealand. Loài này có kích cỡ như một con muỗi to trung bình ở trong hang động Waitomo từ khoảng 300 triệu năm về trước.
Vi khuẩn phát quang sinh học: một số vi khuẩn sống trong môi trường biển, phân hủy hoặc sống trong ruột sinh vật biển có khả năng tạo ra ánh sáng, điển hình như loài cá ăn thịt kỳ lạ Angler phát sáng miếng mồi nhử ở đầu vây lưng, trong đó có chứa đến hàng triệu vi khuẩn phát sáng.
Loài cá mập lùn Squaliolus aliae có chiều dài tối đa 22 cm, sống ngay dưới bề mặt của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương có thể sử dụng ánh sáng phát ra từ bụng để lẩn tránh kẻ thù. Một số nhà khoa học nghi rằng loài cá mập lùn Squaliolus aliae sở hữu những cơ quan phát sáng trong bụng, nhưng giả thuyết đó chưa bao giờ được kiểm chứng.
Loài ốc sên Clusterwink có thể tự phát sáng có một bộ phận phát quang trên cơ thể và vỏ của nó tán xạ tốt đến mức từng mm của phần vỏ đều được phát sáng. Nó chủ yếu phát sáng khi bị quấy rầy bởi tác động bên ngoài.
Sứa là một trong những sinh vật có khả năng phát sáng rất nổi tiếng. Loài này sở hữu các protein phát quang sinh học khiến nó có thể tạo ra ánh sáng màu sắc trên cơ thể trong suốt.