Khám phá về cá mắt trống (Macropinna) là một trong những bí ẩn đại dương gây tò mò nhất, loài cá đặc biệt này có đôi mắt được bao quanh bởi bộ phận hình khiên trong suốt chứa đầy dịch lỏng. Sắc tố xanh lá cây trong đôi mắt của con vật có thể lọc ánh sáng từ mặt biển, giúp chúng dễ dàng sống dưới đáy sâu đại dương.Cá rồng (Dragonfish) có thể bắn ra một chùm tia sáng màu đỏ dưới mắt, râu cằm, là hiện tượng phát quang sinh học bí ẩn mà khoa học chưa có lời giải thích.Mực ống khổng lồ, một trong những nỗi khiếp hãi của đại dương, có thể dài tới 13m, nặng 450kg và có đôi mắt còn lớn hơn cả bàn tay của bạn.Những lốc xoáy dưới nước. Lốc nước xoáy tồn tại ở một số lỗ thông hơi dưới biển sâu. Trong điều kiện nhất định, những xoáy nước này thậm chí có thể tách ra và bay xung quanh như đĩa bay, đưa nhiệt, hóa chất, và các sinh vật biển đi khắp nơi dưới lòng đại dương. Nó cũng tương tự như chuyển động của gió tác động lên các bào tử của loài bồ công anh.Trong khi đang nghiên cứu các loài sinh vật biển ở tầng dưới cùng vịnh Suruga, các nhà khoa học Nhật Bản đã sử dụng mồi nhử để thu hút sinh vật biển. Một con cá mập dài ít nhất 9m đã tới và khiến cho các nhà khoa học không khỏi bất ngờ. Một số người nói đó là bằng chứng loài cá mập khổng lồ Megalodon thời tiền sử vẫn còn tồn tại dưới đáy biển sâu.Cá mập mào, đôi khi chúng còn được gọi là hóa thạch sống do hình dáng nguyên thủy cổ đại. Sinh vật này là loài động vật cực hiếm thấy trong lòng đại dương, nó có thể bẫy con mồi của mình bằng cách uốn cong cơ thể của mình và nhảy về phía trước như một con rắn.Chỉ có hai cá thể trong số các loài cá chình leptocephalus giganteus từng được phát hiện, và cả hai đều là ấu trùng. Ấu trùng đầu tiên được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Nam Phi đã dài hơn 1,8m, các nhà khoa học suy đoán khi trưởng thành, kích cỡ của con cá chình đó có thể dài 21m.San hô nước lạnh, hầu hết mọi người nghĩ rằng các rạn san hô là biểu tượng của xứ nhiệt đới, nhưng gần đây các nhà khoa học đã phát hiện ra cũng có những rạn san hô nước lạnh (và rất nhiều trong số đó đang bị phá hủy bởi các tàu đánh lưới kéo mới). Các nhà khoa học đang trong giai đoạn đầu của nghiên cứu, bước đầu đã tìm thấy một rạn san hô có diện tích 100m2 ngoài khơi bờ biển của Na Uy.Giun ống thủy nhiệt (Vent Worm). Loài này có hình dáng giống như một cây son môi dài, chỉ có lỗ thông hơi không phải là miệng cũng không phải hệ thống tiêu hóa. Do đó nó phải dựa vào một mối quan hệ với các vi khuẩn khác để có thể hấp thụ thức ăn.Vi khuẩn dưới đáy biển. Bạn từng nghĩ rằng không có gì có thể sống dưới lớp bùn ở đáy biển, nhưng các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra có các vi khuẩn sống sâu dưới 300m trong bùn ở đáy đại dương và chúng đã có nhiều triệu năm tuổi.
Khám phá về cá mắt trống (Macropinna) là một trong những bí ẩn đại dương gây tò mò nhất, loài cá đặc biệt này có đôi mắt được bao quanh bởi bộ phận hình khiên trong suốt chứa đầy dịch lỏng. Sắc tố xanh lá cây trong đôi mắt của con vật có thể lọc ánh sáng từ mặt biển, giúp chúng dễ dàng sống dưới đáy sâu đại dương.
Cá rồng (Dragonfish) có thể bắn ra một chùm tia sáng màu đỏ dưới mắt, râu cằm, là hiện tượng phát quang sinh học bí ẩn mà khoa học chưa có lời giải thích.
Mực ống khổng lồ, một trong những nỗi khiếp hãi của đại dương, có thể dài tới 13m, nặng 450kg và có đôi mắt còn lớn hơn cả bàn tay của bạn.
Những lốc xoáy dưới nước. Lốc nước xoáy tồn tại ở một số lỗ thông hơi dưới biển sâu. Trong điều kiện nhất định, những xoáy nước này thậm chí có thể tách ra và bay xung quanh như đĩa bay, đưa nhiệt, hóa chất, và các sinh vật biển đi khắp nơi dưới lòng đại dương. Nó cũng tương tự như chuyển động của gió tác động lên các bào tử của loài bồ công anh.
Trong khi đang nghiên cứu các loài sinh vật biển ở tầng dưới cùng vịnh Suruga, các nhà khoa học Nhật Bản đã sử dụng mồi nhử để thu hút sinh vật biển. Một con cá mập dài ít nhất 9m đã tới và khiến cho các nhà khoa học không khỏi bất ngờ. Một số người nói đó là bằng chứng loài cá mập khổng lồ Megalodon thời tiền sử vẫn còn tồn tại dưới đáy biển sâu.
Cá mập mào, đôi khi chúng còn được gọi là hóa thạch sống do hình dáng nguyên thủy cổ đại. Sinh vật này là loài động vật cực hiếm thấy trong lòng đại dương, nó có thể bẫy con mồi của mình bằng cách uốn cong cơ thể của mình và nhảy về phía trước như một con rắn.
Chỉ có hai cá thể trong số các loài cá chình leptocephalus giganteus từng được phát hiện, và cả hai đều là ấu trùng. Ấu trùng đầu tiên được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Nam Phi đã dài hơn 1,8m, các nhà khoa học suy đoán khi trưởng thành, kích cỡ của con cá chình đó có thể dài 21m.
San hô nước lạnh, hầu hết mọi người nghĩ rằng các rạn san hô là biểu tượng của xứ nhiệt đới, nhưng gần đây các nhà khoa học đã phát hiện ra cũng có những rạn san hô nước lạnh (và rất nhiều trong số đó đang bị phá hủy bởi các tàu đánh lưới kéo mới). Các nhà khoa học đang trong giai đoạn đầu của nghiên cứu, bước đầu đã tìm thấy một rạn san hô có diện tích 100m2 ngoài khơi bờ biển của Na Uy.
Giun ống thủy nhiệt (Vent Worm). Loài này có hình dáng giống như một cây son môi dài, chỉ có lỗ thông hơi không phải là miệng cũng không phải hệ thống tiêu hóa. Do đó nó phải dựa vào một mối quan hệ với các vi khuẩn khác để có thể hấp thụ thức ăn.
Vi khuẩn dưới đáy biển. Bạn từng nghĩ rằng không có gì có thể sống dưới lớp bùn ở đáy biển, nhưng các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra có các vi khuẩn sống sâu dưới 300m trong bùn ở đáy đại dương và chúng đã có nhiều triệu năm tuổi.