Ca sĩ kiêm nhạc sĩ Raffaela Weyman hiện đang sống ở Toronto đã tìm thấy một bụi hoa loa kèn vàng khi đi bộ cùng bạn dự sinh nhật, cả hai sau đó đã hít lấy hít để bông hoa mà không biết nó thực sự nguy hiểm.Đó là hoa loa kèn có tên gọi Datura, “Angel’s Trumpet” (kèn của thiên thần), có chứa scopolamine, một chất gây ảo giác và lú lẫn chết người, còn được gọi là burundanga hay “Hơi thở của Quỷ”."Hơi thở của Quỷ" thường được chiết xuất từ loài hoa loa kèn rực rỡ này dưới dạng bột hay nước, nạn nhân có thể hít phải hay bị tẩm vào đồ uống. Năm 2012, tạp chí VICE đã gọi thứ thuốc này là “thuốc mê kinh khủng nhất bạn có thể tưởng tượng, nhân lên triệu lần”.Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, cả Mỹ và Liên Xô đều sử dụng chất này dưới dạng huyết thanh nói thật. Giờ đây, nó được dùng chủ yếu bởi kẻ xấu nhằm trộm cướp và cưỡng bức - đặc biệt ở các nước Nam Phi như Ecuador và Colombia.Ở Việt Nam đã có nhiều trường hợp báo cáo tội phạm sử dụng “Hơi thở của Quỷ” tuy không phổ biến. Nó khiến nạn nhân rất hợp tác và dễ điều khiển.Ở nước ta, loài hoa loa kèn này được gọi là cà độc dược, có 3 loài chính là cây cà độc dược với hoa đốm tím, cành và thân tím (Datura metel L. forma violacea), cây cà độc dược với hoa trắng thân xanh, cành xanh (Datura metel L. forma alba) và dạng lai của hai dạng trên.Nhìn chung các dạng cây cà độc dược đều là những cây nhỏ, cao từ 1 – 2m, mọc hàng năm. Toàn thân cây gần như nhẵn và có nhiều lông. Cành non và các bộ phận non trên cây đều có lông tơ ngắn. Thân cây có màu tím hoặc màu xanh tùy theo dạng.Lá cây là lá đơn, mọc cách, phần gần đầu cảnh có thể mọc đối hoặc mọc vòng. Phiến lá hình trứng rộng từ 4 – 9 cm, dài 9 – 10cm, cuống lá dài 4 – 8cm. Phía đáy lá hơi hẹp lại, nai bên của đáy lá không đều nhau, ngọn lá nhọn. Mép lá ít khi nguyên mà thường hơi xẻ răng cưa (độ 3 – 4 răng cưa) hoặc lượn sóng.Tuy nhiên, loài cây này không hẳn là xấu, trong y học cổ truyền, cà độc dược được xem là một trong 50 vị thuốc cơ bản với tên gọi dương kim hoa.Thuốc có vị cay, tính ôn, có độc, vào kinh phế. Có tác dụng khử phong thấp, chữa bệnh hen suyễn. Nước sắc từ dược liệu này được dùng để rửa ở những nơi da hàn thấp, cước khí, tê dại.Được dùng uống theo liều lượng nghiêm ngặt để chữa kinh sợ hoặc có thể thái thành sợi nhỏ, cuộn thành thuốc lá chữa ho do hàn, viêm xoang. Nó cũng được dùng để chống co bóp trong bệnh loét dạ dày, phòng say sóng hoặc nôn mửa khi đi máy bay,.Khác với y học cổ truyền, y học hiện đại xếp cà độc dược vào nhóm chất độc Bảng A. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tác dụng dược lý của cà độc dược chủ yếu đến từ thành hyoxin và atropine của cây.Mời các bạn xem video: Những loài cây có hình dáng kỳ lạ nhất thế giới. Nguồn: Vui khỏe mỗi ngày
Ca sĩ kiêm nhạc sĩ Raffaela Weyman hiện đang sống ở Toronto đã tìm thấy một bụi hoa loa kèn vàng khi đi bộ cùng bạn dự sinh nhật, cả hai sau đó đã hít lấy hít để bông hoa mà không biết nó thực sự nguy hiểm.
Đó là hoa loa kèn có tên gọi Datura, “Angel’s Trumpet” (kèn của thiên thần), có chứa scopolamine, một chất gây ảo giác và lú lẫn chết người, còn được gọi là burundanga hay “Hơi thở của Quỷ”.
"Hơi thở của Quỷ" thường được chiết xuất từ loài hoa loa kèn rực rỡ này dưới dạng bột hay nước, nạn nhân có thể hít phải hay bị tẩm vào đồ uống. Năm 2012, tạp chí VICE đã gọi thứ thuốc này là “thuốc mê kinh khủng nhất bạn có thể tưởng tượng, nhân lên triệu lần”.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, cả Mỹ và Liên Xô đều sử dụng chất này dưới dạng huyết thanh nói thật. Giờ đây, nó được dùng chủ yếu bởi kẻ xấu nhằm trộm cướp và cưỡng bức - đặc biệt ở các nước Nam Phi như Ecuador và Colombia.
Ở Việt Nam đã có nhiều trường hợp báo cáo tội phạm sử dụng “Hơi thở của Quỷ” tuy không phổ biến. Nó khiến nạn nhân rất hợp tác và dễ điều khiển.
Ở nước ta, loài hoa loa kèn này được gọi là cà độc dược, có 3 loài chính là cây cà độc dược với hoa đốm tím, cành và thân tím (Datura metel L. forma violacea), cây cà độc dược với hoa trắng thân xanh, cành xanh (Datura metel L. forma alba) và dạng lai của hai dạng trên.
Nhìn chung các dạng cây cà độc dược đều là những cây nhỏ, cao từ 1 – 2m, mọc hàng năm. Toàn thân cây gần như nhẵn và có nhiều lông. Cành non và các bộ phận non trên cây đều có lông tơ ngắn. Thân cây có màu tím hoặc màu xanh tùy theo dạng.
Lá cây là lá đơn, mọc cách, phần gần đầu cảnh có thể mọc đối hoặc mọc vòng. Phiến lá hình trứng rộng từ 4 – 9 cm, dài 9 – 10cm, cuống lá dài 4 – 8cm. Phía đáy lá hơi hẹp lại, nai bên của đáy lá không đều nhau, ngọn lá nhọn. Mép lá ít khi nguyên mà thường hơi xẻ răng cưa (độ 3 – 4 răng cưa) hoặc lượn sóng.
Tuy nhiên, loài cây này không hẳn là xấu, trong y học cổ truyền, cà độc dược được xem là một trong 50 vị thuốc cơ bản với tên gọi dương kim hoa.
Thuốc có vị cay, tính ôn, có độc, vào kinh phế. Có tác dụng khử phong thấp, chữa bệnh hen suyễn. Nước sắc từ dược liệu này được dùng để rửa ở những nơi da hàn thấp, cước khí, tê dại.
Được dùng uống theo liều lượng nghiêm ngặt để chữa kinh sợ hoặc có thể thái thành sợi nhỏ, cuộn thành thuốc lá chữa ho do hàn, viêm xoang. Nó cũng được dùng để chống co bóp trong bệnh loét dạ dày, phòng say sóng hoặc nôn mửa khi đi máy bay,.
Khác với y học cổ truyền, y học hiện đại xếp cà độc dược vào nhóm chất độc Bảng A. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tác dụng dược lý của cà độc dược chủ yếu đến từ thành hyoxin và atropine của cây.
Mời các bạn xem video: Những loài cây có hình dáng kỳ lạ nhất thế giới. Nguồn: Vui khỏe mỗi ngày