Khỉ sóc là một loài động vật nhập ngoại thú vị, nhận được rất nhiều sự quan tâm của du khách ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn.Loài khỉ này có tên khoa học là Saimiri sciureus, phân bố trong các khu rừng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ. Chúng được coi là một trong những loài linh trưởng độc đáo nhất thế giới.Điểm đặc biệt đầu tiên là kích thước của con khỉ sóc rất nhỏ. Các cá thể trưởng thành có kích thước thân khoảng 25–35 cm, đuôi dài 35–42 cm, cân nặng 0.75 đến 1kg, chỉ ngang với một chú chuột lang.Đáng chú ý, tỉ lệ khối lượng bộ não so với khối lượng thân đối với con khỉ sóc là 1:17, làm cho chúng có bộ não lớn nhất khi tính theo tỉ lệ trong số mọi loài linh trưởng. Ở con người, tỉ lệ này 1:35.Không giống như các loài khỉ khác ở châu Mỹ, đuôi của khỉ sóc không được dùng để leo trèo, mà có vai trò như chiếc "sào" giữ thăng bằng và sử dụng làm công cụ trong một số tình huống.Dị hơn cả là con khỉ sóc cái có "của quý" - bộ phận sinh dục giả để chúng "giả trai" nhằm biểu lộ quyền thống trị đối với những con khỉ nhỏ hơn trong đàn.Trong tự nhiên, khỉ sóc là động vật ăn tạp, chủ yếu ăn các loại quả và sâu bọ. Đôi khi chúng cũng ăn cả hạt, chồi non, trứng và các động vật có xương sống nhỏ.Chúng sống thành các đàn với số lượng có thể tới 500 thành viên. Các đàn lớn đôi khi tách ra thành các đàn nhỏ hơn. Chúng giao tiếp bằng những tiếng hú đặc trưng, gồm các âm thanh cảnh báo khi những con chim ưng - mối đe dọa lớn nhất trong tự nhiên - xuất hiện.Việc yêu đương và sinh sản của khỉ sóc diễn ra theo mùa. Những con cái sinh con trong mùa mưa, sau một thời kỳ mang thai 150-170 ngày. Chỉ có con mẹ chăm sóc con non.Do ngoại hình nhỏ nhắn dễ thương, dễ chăm sóc và không gây nguy hiểm cho con người, khỉ sóc thường bị bắt để phục vụ cho việc buôn bán thú cảnh. Dù vậy, tình trạng của chúng không nằm ở mức nguy cấp. Chúng đã được nhân nuôi thành công tại các vườn thú trên khắp thế giới.Mời quý độc giả xem video về loài khỉ đột
Khỉ sóc là một loài động vật nhập ngoại thú vị, nhận được rất nhiều sự quan tâm của du khách ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Loài khỉ này có tên khoa học là Saimiri sciureus, phân bố trong các khu rừng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ. Chúng được coi là một trong những loài linh trưởng độc đáo nhất thế giới.
Điểm đặc biệt đầu tiên là kích thước của con khỉ sóc rất nhỏ. Các cá thể trưởng thành có kích thước thân khoảng 25–35 cm, đuôi dài 35–42 cm, cân nặng 0.75 đến 1kg, chỉ ngang với một chú chuột lang.
Đáng chú ý, tỉ lệ khối lượng bộ não so với khối lượng thân đối với con khỉ sóc là 1:17, làm cho chúng có bộ não lớn nhất khi tính theo tỉ lệ trong số mọi loài linh trưởng. Ở con người, tỉ lệ này 1:35.
Không giống như các loài khỉ khác ở châu Mỹ, đuôi của khỉ sóc không được dùng để leo trèo, mà có vai trò như chiếc "sào" giữ thăng bằng và sử dụng làm công cụ trong một số tình huống.
Dị hơn cả là con khỉ sóc cái có "của quý" - bộ phận sinh dục giả để chúng "giả trai" nhằm biểu lộ quyền thống trị đối với những con khỉ nhỏ hơn trong đàn.
Trong tự nhiên, khỉ sóc là động vật ăn tạp, chủ yếu ăn các loại quả và sâu bọ. Đôi khi chúng cũng ăn cả hạt, chồi non, trứng và các động vật có xương sống nhỏ.
Chúng sống thành các đàn với số lượng có thể tới 500 thành viên. Các đàn lớn đôi khi tách ra thành các đàn nhỏ hơn. Chúng giao tiếp bằng những tiếng hú đặc trưng, gồm các âm thanh cảnh báo khi những con chim ưng - mối đe dọa lớn nhất trong tự nhiên - xuất hiện.
Việc yêu đương và sinh sản của khỉ sóc diễn ra theo mùa. Những con cái sinh con trong mùa mưa, sau một thời kỳ mang thai 150-170 ngày. Chỉ có con mẹ chăm sóc con non.
Do ngoại hình nhỏ nhắn dễ thương, dễ chăm sóc và không gây nguy hiểm cho con người, khỉ sóc thường bị bắt để phục vụ cho việc buôn bán thú cảnh. Dù vậy, tình trạng của chúng không nằm ở mức nguy cấp. Chúng đã được nhân nuôi thành công tại các vườn thú trên khắp thế giới.
Mời quý độc giả xem video về loài khỉ đột