Ếch bay Helen được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2009 ở một khu rừng đất thấp gần TP HCM, Việt Nam. Màng chân lớn giúp chúng phi từ cây này sang cây khác với khoảng cách khá xa. Các lớp màng lớn ở chân còn giúp chúng trượt từ trên cây xuống đất.Loài ếch kỳ quặc này có tên khoa học là Rhacophorus helenae, gần như chỉ sống trong các tán cây rừng ở vùng rừng trũng, khu vực đang hứng chịu nguy cơ tàn phá rất lớn, đặc biệt là sự mở rộng của các đô thị.Ếch cây Helen dài khoảng 10 cm, bụng dài, mắt viền trắng, các ngón chân có màng dễ bám và nhảy từ cây này sang cây khác, từ vòm cây xuống mặt đất.Để trốn tránh kẻ thù, chúng thường phải đu mình trên các cành cây. Con cái thường có sử dụng lớp da trên tay để hỗ trợ bay.Do có tứ chi rất khoẻ, giữa các ngón có màng da, màng chân lớn, nếp da bên cánh tay rộng nên ếch cây có thể dễ dàng lướt mình từ cây này sang cây khác.Loài ếch cây Rhacophorus helenae có vùng phân bố khá rộng, từ khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông thuộc tỉnh Bình Thuận đến rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc vùng Thác Mai (Đồng Nai).Ngoại hình của loài ếch đặc biệt này cũng thường tương xứng với môi trường sinh sống: loài sống ở vùng nhiệt đới thường có màu sắc sặc sỡ, còn loài sống ở vùng khí hậu ôn đới thường có màu tối hơn.Nhiều loài trong số chúng còn có khả năng thay đổi màu sắc tương ứng với sự thay đổi của môi trường.Thật chẳng ngoa khi nói chúng có thể biết bay như chim. Mời quý vị xem video: Động vật biết dùng mưu kế thâm sâu. Nguồn video: Cuộc sống thực
Ếch bay Helen được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2009 ở một khu rừng đất thấp gần TP HCM, Việt Nam. Màng chân lớn giúp chúng phi từ cây này sang cây khác với khoảng cách khá xa. Các lớp màng lớn ở chân còn giúp chúng trượt từ trên cây xuống đất.
Loài ếch kỳ quặc này có tên khoa học là Rhacophorus helenae, gần như chỉ sống trong các tán cây rừng ở vùng rừng trũng, khu vực đang hứng chịu nguy cơ tàn phá rất lớn, đặc biệt là sự mở rộng của các đô thị.
Ếch cây Helen dài khoảng 10 cm, bụng dài, mắt viền trắng, các ngón chân có màng dễ bám và nhảy từ cây này sang cây khác, từ vòm cây xuống mặt đất.
Để trốn tránh kẻ thù, chúng thường phải đu mình trên các cành cây. Con cái thường có sử dụng lớp da trên tay để hỗ trợ bay.
Do có tứ chi rất khoẻ, giữa các ngón có màng da, màng chân lớn, nếp da bên cánh tay rộng nên ếch cây có thể dễ dàng lướt mình từ cây này sang cây khác.
Loài ếch cây Rhacophorus helenae có vùng phân bố khá rộng, từ khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông thuộc tỉnh Bình Thuận đến rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc vùng Thác Mai (Đồng Nai).
Ngoại hình của loài ếch đặc biệt này cũng thường tương xứng với môi trường sinh sống: loài sống ở vùng nhiệt đới thường có màu sắc sặc sỡ, còn loài sống ở vùng khí hậu ôn đới thường có màu tối hơn.
Nhiều loài trong số chúng còn có khả năng thay đổi màu sắc tương ứng với sự thay đổi của môi trường.
Thật chẳng ngoa khi nói chúng có thể biết bay như chim.
Mời quý vị xem video: Động vật biết dùng mưu kế thâm sâu. Nguồn video: Cuộc sống thực