Con lười (danh pháp khoa học: Folivora) là một phân bộ động vật thuộc về họ Megalonychidae (lười hai ngón) và họ Bradypodidae (lười ba ngón), sống chủ yếu trong các rừng mưa nhiệt đới ở Nam Mỹ. Đặc trưng chung của những con lười là sự chậm chạp và lười vận động. Sự thờ ơ với mọi thứ xung quanh khiến không ít người nghĩ rằng chúng chậm tiến hóa và tụt hậu so với sự phát triển của các loài động vật khác.Tuy nhiên, có một sự thật là sinh vật chậm chạp, yếu ớt và lười biếng này lại có thể sống sót qua 64 triệu năm, và tới tận ngày nay vẫn chưa bị tuyệt chủng. Tốc độ leo trèo trên cây của lười là 4m/phút. Trong trường hợp nguy hiểm chẳng hạn như bị săn đuổi, lười có thể tăng tốc lên tối đa 4,5m/phút. Ở dưới đất thì chúng đi còn chậm hơn, một phút chỉ bò được cỡ 3m.Chúng có thể sống mà không thèm vận động, không thèm ăn uống, đến nỗi việc đi vệ sinh mà chúng còn chẳng thèm quan tâm. Hằng ngày, lười treo mình lủng lẳng trên cây, có khi cả tuần mới xuống đất tìm thức ăn một lần.Lười con ngay khi vừa mới sinh ra thì đã lười biếng, chúng không thèm di chuyển mà chỉ việc nằm im trên bụng lười mẹ, thậm chí còn đi vệ sinh ngay trên cơ thể của mẹ mình.Ở các con vật khác, chúng thường có thói quen chải lông cho nhau, nhưng ở lười thì việc đó không bao giờ xảy ra, đó cũng chính là lý do vì sao bộ lông của lười rất bẩn và thường bết dính vào nhau. Ở một số con, lông của chúng còn bám đầy rong rêu như những thân cây lâu năm.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm chạp và lười biếng của loài động vật này. Một trong số đó do thị lực kém của chúng. Bên cạnh đó, sự di chuyển chậm lại chính là thứ đem đến lợi thế sinh tồn cho loài động vật này.Chúng dành phần lớn cuộc đời chỉ để ăn, ngủ và nghỉ ngơi trên những tán rừng nhiệt đới, phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào lá cây. Lười có một chiếc dạ dày nhiều ngăn chiếm tới một phần ba cơ thể, chúng có thể dành từ 5 tới 7 ngày, thậm chí vài tuần, để tiêu hóa một bữa ăn.Mặt khác, chúng hạn chế tối đa sự tiêu hao năng lượng bằng cách không di chuyển quá nhiều. Hầu hết thời gian của chúng là để ăn, nghỉ ngơi và ngủ. Chúng chỉ xuống đất một lần mỗi tuần để đi vệ sinh.Với phong cách sống chậm chạp, lười không cần quá nhiều cơ bắp. Chúng cũng dùng ít năng lượng để giữ ấm cơ thể hơn vì nhiệt độ cơ thể của chúng lớn hơn hầu hết loài động vật có vú. Những đặc điểm thích nghi cả về thể chất và hành vi đã hạn chế tối đa sự tiêu hao năng lượng và trao đổi chất của loài lười.Những con lười phát triển những chiến lược sinh tồn rất thông minh không thua kém các loài động vật khác. Bởi không có khả năng phòng vệ, những con lười chọn cách ngụy trang. Chúng nuôi trong bộ lông của mình cả một hệ sinh thái bao gồm tảo cộng sinh, rất nhiều vi sinh vật, động vật ký sinh chân đốt và một loài bướm đêm.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Con lười (danh pháp khoa học: Folivora) là một phân bộ động vật thuộc về họ Megalonychidae (lười hai ngón) và họ Bradypodidae (lười ba ngón), sống chủ yếu trong các rừng mưa nhiệt đới ở Nam Mỹ.
Đặc trưng chung của những con lười là sự chậm chạp và lười vận động. Sự thờ ơ với mọi thứ xung quanh khiến không ít người nghĩ rằng chúng chậm tiến hóa và tụt hậu so với sự phát triển của các loài động vật khác.
Tuy nhiên, có một sự thật là sinh vật chậm chạp, yếu ớt và lười biếng này lại có thể sống sót qua 64 triệu năm, và tới tận ngày nay vẫn chưa bị tuyệt chủng.
Tốc độ leo trèo trên cây của lười là 4m/phút. Trong trường hợp nguy hiểm chẳng hạn như bị săn đuổi, lười có thể tăng tốc lên tối đa 4,5m/phút. Ở dưới đất thì chúng đi còn chậm hơn, một phút chỉ bò được cỡ 3m.
Chúng có thể sống mà không thèm vận động, không thèm ăn uống, đến nỗi việc đi vệ sinh mà chúng còn chẳng thèm quan tâm. Hằng ngày, lười treo mình lủng lẳng trên cây, có khi cả tuần mới xuống đất tìm thức ăn một lần.
Lười con ngay khi vừa mới sinh ra thì đã lười biếng, chúng không thèm di chuyển mà chỉ việc nằm im trên bụng lười mẹ, thậm chí còn đi vệ sinh ngay trên cơ thể của mẹ mình.
Ở các con vật khác, chúng thường có thói quen chải lông cho nhau, nhưng ở lười thì việc đó không bao giờ xảy ra, đó cũng chính là lý do vì sao bộ lông của lười rất bẩn và thường bết dính vào nhau. Ở một số con, lông của chúng còn bám đầy rong rêu như những thân cây lâu năm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm chạp và lười biếng của loài động vật này. Một trong số đó do thị lực kém của chúng. Bên cạnh đó, sự di chuyển chậm lại chính là thứ đem đến lợi thế sinh tồn cho loài động vật này.
Chúng dành phần lớn cuộc đời chỉ để ăn, ngủ và nghỉ ngơi trên những tán rừng nhiệt đới, phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào lá cây. Lười có một chiếc dạ dày nhiều ngăn chiếm tới một phần ba cơ thể, chúng có thể dành từ 5 tới 7 ngày, thậm chí vài tuần, để tiêu hóa một bữa ăn.
Mặt khác, chúng hạn chế tối đa sự tiêu hao năng lượng bằng cách không di chuyển quá nhiều. Hầu hết thời gian của chúng là để ăn, nghỉ ngơi và ngủ. Chúng chỉ xuống đất một lần mỗi tuần để đi vệ sinh.
Với phong cách sống chậm chạp, lười không cần quá nhiều cơ bắp. Chúng cũng dùng ít năng lượng để giữ ấm cơ thể hơn vì nhiệt độ cơ thể của chúng lớn hơn hầu hết loài động vật có vú. Những đặc điểm thích nghi cả về thể chất và hành vi đã hạn chế tối đa sự tiêu hao năng lượng và trao đổi chất của loài lười.
Những con lười phát triển những chiến lược sinh tồn rất thông minh không thua kém các loài động vật khác. Bởi không có khả năng phòng vệ, những con lười chọn cách ngụy trang. Chúng nuôi trong bộ lông của mình cả một hệ sinh thái bao gồm tảo cộng sinh, rất nhiều vi sinh vật, động vật ký sinh chân đốt và một loài bướm đêm.