Hà mã (Hippopotamus amphibius) là loài động vật có vú ăn cỏ kích thước lớn sống ở Châu Phi cận Sahara.Theo số liệu thống kê ở Châu Phi, mỗi năm hà mã gây ra cái chết của khoảng 2900 cư dân Lục Địa Đen, nhiều hơn bất cứ loài thú dữ ăn thịt nào.Mặc dù kiếm ăn ở trên bờ nhưng hà mã vốn là loài sông nước, không có nước thì không thể sống nổi. Chúng cần một nguồn nước ổn định, là sông hoặc hồ có độ sâu tối thiểu 1,5m.Những con hà mã không có tuyến mồ hôi nên chúng dành phần lớn thời gian ở dưới nước và đây là cách là duy nhất để chúng không bị quá nóng.Hà mã có thể nhìn, ngửi và nghe thấy khi chúng ở dưới nước vì tai, mắt và lỗ mũi của chúng nằm ở vị trí cao trên đầu. Hà mã có thị lực tốt cũng như có thính giác và khả năng đánh hơi nhạy bén.Thú vị là trái ngược với dáng vẻ đi lại nặng nề trên đất liền, hà mã lúc dưới nước hệt như một vũ công ba lê duyên dáng, uyển chuyển vậy. Thay vì đập chân đập tay mà bơi, con vật to lớn này lại từ tốn nhảy bộ.Dù là động vật có vú nhưng hà mã lại rất ít lông. Đổi lại, chúng tự trang bị làn da dày đến 6cm. Da của hà mã tiết ra một chất nhờn màu đỏ có tác dụng bảo vệ chúng khỏi bị cháy nắng.Ban đầu, chất dịch này cũng không có màu đỏ mà trong suốt. Chỉ khi đã ở ngoài da được vài phút, nó mới bắt đầu chuyển sang màu đỏ hoặc cam, cuối cùng thành màu nâu.Giống như tất cả các loài động vật có vú khác, hà mã mẹ "sản xuất" sữa có màu trắng cho những đứa con mình. Tuy nhiên trong giai đoạn đỉnh cao của tiết sữa ở hà mã mẹ, nó có thể trộn lẫn với chất nhờn trên da của hà mã tạo thành màu hồng.Hà mã cái mang thai trong 230 ngày. Mỗi lần nó chỉ sinh được một hà mã con. Hà mã mẹ sẽ bảo vệ hà mã con khỏi sư tử, báo, cá sấu và những con hà mã đực. Hà mã con sẽ bú sữa mẹ trong vòng một năm đầu. Nhưng vài tuần sau khi sinh, hà mã con cũng ăn thêm cỏ.Hà mã là loài "đa thê". Mỗi con đực đều nỗ lực xây dựng một "hậu cung" đông đảo cho riêng mình. Nếu đủ hùng mạnh, một "vua hà mã" có thể sở hữu "cung a phòng" những 200 "thê thiếp".Có một điều hết sức ngược đời ở nhà hà mã là chúng đẻ con trong nước, dù hà mã sơ sinh không phải vừa lọt lòng cái là đã biết bơi ngay. Thế nên vừa mới rặn đẻ xong, hà mã mẹ liền phải vội vàng lặn xuống, đẩy hà mã con lên cho nó thở.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Hà mã (Hippopotamus amphibius) là loài động vật có vú ăn cỏ kích thước lớn sống ở Châu Phi cận Sahara.
Theo số liệu thống kê ở Châu Phi, mỗi năm hà mã gây ra cái chết của khoảng 2900 cư dân Lục Địa Đen, nhiều hơn bất cứ loài thú dữ ăn thịt nào.
Mặc dù kiếm ăn ở trên bờ nhưng hà mã vốn là loài sông nước, không có nước thì không thể sống nổi. Chúng cần một nguồn nước ổn định, là sông hoặc hồ có độ sâu tối thiểu 1,5m.
Những con hà mã không có tuyến mồ hôi nên chúng dành phần lớn thời gian ở dưới nước và đây là cách là duy nhất để chúng không bị quá nóng.
Hà mã có thể nhìn, ngửi và nghe thấy khi chúng ở dưới nước vì tai, mắt và lỗ mũi của chúng nằm ở vị trí cao trên đầu. Hà mã có thị lực tốt cũng như có thính giác và khả năng đánh hơi nhạy bén.
Thú vị là trái ngược với dáng vẻ đi lại nặng nề trên đất liền, hà mã lúc dưới nước hệt như một vũ công ba lê duyên dáng, uyển chuyển vậy. Thay vì đập chân đập tay mà bơi, con vật to lớn này lại từ tốn nhảy bộ.
Dù là động vật có vú nhưng hà mã lại rất ít lông. Đổi lại, chúng tự trang bị làn da dày đến 6cm. Da của hà mã tiết ra một chất nhờn màu đỏ có tác dụng bảo vệ chúng khỏi bị cháy nắng.
Ban đầu, chất dịch này cũng không có màu đỏ mà trong suốt. Chỉ khi đã ở ngoài da được vài phút, nó mới bắt đầu chuyển sang màu đỏ hoặc cam, cuối cùng thành màu nâu.
Giống như tất cả các loài động vật có vú khác, hà mã mẹ "sản xuất" sữa có màu trắng cho những đứa con mình. Tuy nhiên trong giai đoạn đỉnh cao của tiết sữa ở hà mã mẹ, nó có thể trộn lẫn với chất nhờn trên da của hà mã tạo thành màu hồng.
Hà mã cái mang thai trong 230 ngày. Mỗi lần nó chỉ sinh được một hà mã con. Hà mã mẹ sẽ bảo vệ hà mã con khỏi sư tử, báo, cá sấu và những con hà mã đực. Hà mã con sẽ bú sữa mẹ trong vòng một năm đầu. Nhưng vài tuần sau khi sinh, hà mã con cũng ăn thêm cỏ.
Hà mã là loài "đa thê". Mỗi con đực đều nỗ lực xây dựng một "hậu cung" đông đảo cho riêng mình. Nếu đủ hùng mạnh, một "vua hà mã" có thể sở hữu "cung a phòng" những 200 "thê thiếp".
Có một điều hết sức ngược đời ở nhà hà mã là chúng đẻ con trong nước, dù hà mã sơ sinh không phải vừa lọt lòng cái là đã biết bơi ngay. Thế nên vừa mới rặn đẻ xong, hà mã mẹ liền phải vội vàng lặn xuống, đẩy hà mã con lên cho nó thở.