Chuồn chuồn là bá chủ trong thế giới các loài có cánh về tốc độ bay. Loài côn trùng này nặng dưới 1g lại có thể bay với tốc độ 50km/h.Nếu phóng to khối lượng của chuồn chuồn lên 50 lần thì tốc độ bay của nó sẽ đạt 2500km/h, tốc độ của một viên đạn vừa ra khỏi nòng.Chuồn chuồn có thể bay theo bất kỳ hướng nào kể cả ngang và lùi. Hơn thế nữa, nó có thể thay đổi từ trạng thái chuyển động tốc độ cao sang trạng thái lơ lửng chỉ trong 1 giây hay thực hiện cú "ngoặt" mà không cần giảm tốc độ.Thậm chí, một con chuồn chuồn cánh mỏng có thể bay 6.400 km xuyên qua Ấn Độ Dương. Những khả năng tuyệt vời của loài côn trùng này đến từ bí mật của đôi cánh.Đôi cánh chuồn chuồn được cấu tạo từ các đường tĩnh mạch ngang dọc kết nối với nhau. Nằm xen kẽ các đường này là các màng trong suốt như giấy da, giống như các ô cửa sổ lớn với đủ kích thước và được bao phủ bởi một lớp sáp mỏng như đánh xi tạo ra hiệu ứng lá sen. Nhờ đó, không một hạt bụi nào có thể đọng lại.Cánh chuồn chuồn có cấu tạo vô cùng phức tạp với hệ gân cánh rất dày, nhiều gân gạch ngang chằng chịt, phức tạp. Hai đôi cánh rất mỏng với độ dày chỉ 1 micromet, mỏng như cánh ve sầu.Khi được soi kính hiển vi, các nhà khoa học phát hiện cánh chuồn chuồn được tạo nên bởi một cấu trúc lưới độc đáo và chặt chẽ, gân cánh chính là lưới tứ giác, gân cánh phụ là lưới ngũ giác và lục giác, trông khá giống với tổ ong.Chính vì cấu trúc này mà cánh chuồn chuồn có độ dẻo dai chắc chắn thần kỳ, giúp chúng không bị phá vỡ bởi các luồng không khí ngoại cảnh. Bờ cuối của đuôi cánh còn có một "mắt cánh" giúp chuồn chuồn giữ được sự thăng bằng và ổn định khi bay.Không giống như ruồi hay ong, tốc độ đập cánh của chuồn chuồn khá thấp, chỉ đạt khoảng 30 nhịp một giây nên không đủ để tạo ra những âm thanh vo ve, nó chỉ đơn thuần là một dạng tiếng động sột soạt. Tuy nhiên, dáng bay của chuồn chuồn nhìn có vẻ mềm mại và uyển chuyển hơn.Chuồn chuồn là nỗi khiếp sợ của muỗi hoặc những loài bọ nhỏ bé khác. Chúng không chỉ đơn giản là đuổi theo con mồi. Thay vào đó, chúng chặn con mồi giữa không trung bằng các cuộc phục kích trên không.Chuồn chuồn có thể đánh giá tốc độ và quỹ đạo của con mồi rồi điều chỉnh hướng bay, sau đó chặn đứng chúng. Do có những kỹ năng điêu luyện như vậy nên trong các cuộc săn mồi của chuồn chuồn tỷ lệ thành công là 95%.Về cơ bản, người ta thường liên tưởng đến “máy bay chiến đấu tàng hình” khi nhắc đến khả năng săn mồi một cách nhanh chóng, hiệu quả và thông minh của chuồn chuồn. Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Chuồn chuồn là bá chủ trong thế giới các loài có cánh về tốc độ bay. Loài côn trùng này nặng dưới 1g lại có thể bay với tốc độ 50km/h.
Nếu phóng to khối lượng của chuồn chuồn lên 50 lần thì tốc độ bay của nó sẽ đạt 2500km/h, tốc độ của một viên đạn vừa ra khỏi nòng.
Chuồn chuồn có thể bay theo bất kỳ hướng nào kể cả ngang và lùi. Hơn thế nữa, nó có thể thay đổi từ trạng thái chuyển động tốc độ cao sang trạng thái lơ lửng chỉ trong 1 giây hay thực hiện cú "ngoặt" mà không cần giảm tốc độ.
Thậm chí, một con chuồn chuồn cánh mỏng có thể bay 6.400 km xuyên qua Ấn Độ Dương. Những khả năng tuyệt vời của loài côn trùng này đến từ bí mật của đôi cánh.
Đôi cánh chuồn chuồn được cấu tạo từ các đường tĩnh mạch ngang dọc kết nối với nhau. Nằm xen kẽ các đường này là các màng trong suốt như giấy da, giống như các ô cửa sổ lớn với đủ kích thước và được bao phủ bởi một lớp sáp mỏng như đánh xi tạo ra hiệu ứng lá sen. Nhờ đó, không một hạt bụi nào có thể đọng lại.
Cánh chuồn chuồn có cấu tạo vô cùng phức tạp với hệ gân cánh rất dày, nhiều gân gạch ngang chằng chịt, phức tạp. Hai đôi cánh rất mỏng với độ dày chỉ 1 micromet, mỏng như cánh ve sầu.
Khi được soi kính hiển vi, các nhà khoa học phát hiện cánh chuồn chuồn được tạo nên bởi một cấu trúc lưới độc đáo và chặt chẽ, gân cánh chính là lưới tứ giác, gân cánh phụ là lưới ngũ giác và lục giác, trông khá giống với tổ ong.
Chính vì cấu trúc này mà cánh chuồn chuồn có độ dẻo dai chắc chắn thần kỳ, giúp chúng không bị phá vỡ bởi các luồng không khí ngoại cảnh. Bờ cuối của đuôi cánh còn có một "mắt cánh" giúp chuồn chuồn giữ được sự thăng bằng và ổn định khi bay.
Không giống như ruồi hay ong, tốc độ đập cánh của chuồn chuồn khá thấp, chỉ đạt khoảng 30 nhịp một giây nên không đủ để tạo ra những âm thanh vo ve, nó chỉ đơn thuần là một dạng tiếng động sột soạt. Tuy nhiên, dáng bay của chuồn chuồn nhìn có vẻ mềm mại và uyển chuyển hơn.
Chuồn chuồn là nỗi khiếp sợ của muỗi hoặc những loài bọ nhỏ bé khác. Chúng không chỉ đơn giản là đuổi theo con mồi. Thay vào đó, chúng chặn con mồi giữa không trung bằng các cuộc phục kích trên không.
Chuồn chuồn có thể đánh giá tốc độ và quỹ đạo của con mồi rồi điều chỉnh hướng bay, sau đó chặn đứng chúng. Do có những kỹ năng điêu luyện như vậy nên trong các cuộc săn mồi của chuồn chuồn tỷ lệ thành công là 95%.
Về cơ bản, người ta thường liên tưởng đến “máy bay chiến đấu tàng hình” khi nhắc đến khả năng săn mồi một cách nhanh chóng, hiệu quả và thông minh của chuồn chuồn.