Bảo tàng mỏ từng là một trong những mỏ kẽm lâu đời nhất ở Mỹ, bắt đầu hoạt động vào năm 1739. Khi mỏ đóng cửa vào năm 1986, Richard và Robert Hauck đã mua lại địa điểm này và cải tạo nó thành bảo tàng vào năm 1990.Quặng ở đây có tỷ lệ kẽm trung bình chiếm hơn 20% và nằm ở độ sâu hơn 777m dưới mặt đất. Để khai thác chúng, các công nhân phải đào hệ thống đường hầm dài hàng chục km dưới lòng đất.Sterling Hill là một kho báu với hơn 350 khoáng chất khác nhau được tìm thấy tại đây. Hơn 12 khoáng chất trong số này không có ở nơi nào khác trên Trái đất. Khu mỏ này cũng nổi tiếng với khoáng chất phát sáng, bao gồm 90 loại khác nhau.Các khoáng chất phát sáng được trưng bày dọc các bức tường dưới được hầm Cầu vồng được đào vào năm 1990. Các bức tường ở đây được gắn nhiều khoáng chất quý hiếm phát ra ánh sáng xanh và đỏ dưới tia cực tím.Theo trang Geology.com, các khoáng chất phát sáng có khả năng hấp thụ tạm thời một lượng nhỏ ánh sáng và sau đó từ từ giải phóng lượng ánh sáng đó ở các bước sóng khác nhau. Sự thay đổi của bước sóng gây gây ra thay đổi màu sắc của khoáng chất trong mắt con người.Màu sắc của các khoáng chất phát sáng thay đổi ấn tượng nhất khi chúng được chiếu tia cực tím trong bóng tối.
Bảo tàng mỏ từng là một trong những mỏ kẽm lâu đời nhất ở Mỹ, bắt đầu hoạt động vào năm 1739. Khi mỏ đóng cửa vào năm 1986, Richard và Robert Hauck đã mua lại địa điểm này và cải tạo nó thành bảo tàng vào năm 1990.
Quặng ở đây có tỷ lệ kẽm trung bình chiếm hơn 20% và nằm ở độ sâu hơn 777m dưới mặt đất. Để khai thác chúng, các công nhân phải đào hệ thống đường hầm dài hàng chục km dưới lòng đất.
Sterling Hill là một kho báu với hơn 350 khoáng chất khác nhau được tìm thấy tại đây. Hơn 12 khoáng chất trong số này không có ở nơi nào khác trên Trái đất. Khu mỏ này cũng nổi tiếng với khoáng chất phát sáng, bao gồm 90 loại khác nhau.
Các khoáng chất phát sáng được trưng bày dọc các bức tường dưới được hầm Cầu vồng được đào vào năm 1990. Các bức tường ở đây được gắn nhiều khoáng chất quý hiếm phát ra ánh sáng xanh và đỏ dưới tia cực tím.
Theo trang Geology.com, các khoáng chất phát sáng có khả năng hấp thụ tạm thời một lượng nhỏ ánh sáng và sau đó từ từ giải phóng lượng ánh sáng đó ở các bước sóng khác nhau. Sự thay đổi của bước sóng gây gây ra thay đổi màu sắc của khoáng chất trong mắt con người.
Màu sắc của các khoáng chất phát sáng thay đổi ấn tượng nhất khi chúng được chiếu tia cực tím trong bóng tối.