Cá mút đá biển nhìn
bề ngoài khá giống loài lươn, có chiều dài từ 61-92 cm. Mặc dù loài “cá ma cà rồng” có nguồn gốc ở Đại Tây Dương những chúng có thể sống ở môi trường nước ngọt và di cư đến các hồ nước thông qua các kênh rạch.
Loài vật này sở hữu hàm
răng sắc nhọn và dày đặc dùng để cắn và hút máu cũng như các chất dịch trong cơ thể
của những con cá khác. Nó khiến con mồi bị chết hoặc bị thương nghiêm trọng.
Hai con “cá ma cà rồng” đang hút máu và các chất dịch của cá hồi nâu. Đến cuối những năm
1940, loài cá mút đá biển này tàn sát một số lượng lớn cá hồi, những
loài cá khác sống ở đáy hồ nên chính quyền địa phương chi hơn 400 triệu
USD để tiêu diệt loài cá hút máu trên trong suốt thời gian hơn 50 năm
qua. Trong ảnh là bộ hàm đáng sợ của loài "cá ma cà rồng". Số lượng loài "cá ma cà rồng" hút máu các loài động vật khác sinh sối nảy nở với tốc độ nhanh chóng đe dọa đến cuộc sống của nhiều loại sinh vật dưới nước.
Chính vì vậy, người dân dùng nhiều biện pháp như câu, đánh bắt, phun hóa chất xuống suối, đặt lưới ở hạ nguồn suối để ngăn chặn sự di cư của chúng, thả những con đực không có khả năng sinh sản để giảm cơ hội giao phối của con cái... để tiêu diệt loài cá đáng sợ này.
Cá mút đá biển là thủ phạm gây sự suy giảm số lượng cá nước ngọt tại vùng hồ Great Lakes (gồm 5 hồ nước ngọt ở vùng giáp ranh giữa Mỹ và Canada).
Trong suốt cuộc đời ký sinh hút máu loài khác để phát triển, mỗi con cá mút đá có thể ăn tới 20 kg thịt của các loài cá khác. Những con cá khác thường mất mạng sau khi "cá ma cà rồng" hút sạch máu của chúng và để lại những vết thương đáng sợ như thế này.
Cá mút đá biển nhìn
bề ngoài khá giống loài lươn, có chiều dài từ 61-92 cm.
Mặc dù loài “cá ma cà rồng” có nguồn gốc ở Đại Tây Dương những chúng có thể sống ở môi trường nước ngọt và di cư đến các hồ nước thông qua các kênh rạch.
Loài vật này sở hữu hàm
răng sắc nhọn và dày đặc dùng để cắn và hút máu cũng như các chất dịch trong cơ thể
của những con cá khác. Nó khiến con mồi bị chết hoặc bị thương nghiêm trọng.
Hai con “cá ma cà rồng” đang hút máu và các chất dịch của cá hồi nâu.
Đến cuối những năm
1940, loài cá mút đá biển này tàn sát một số lượng lớn cá hồi, những
loài cá khác sống ở đáy hồ nên chính quyền địa phương chi hơn 400 triệu
USD để tiêu diệt loài cá hút máu trên trong suốt thời gian hơn 50 năm
qua. Trong ảnh là bộ hàm đáng sợ của loài "cá ma cà rồng".
Số lượng loài "cá ma cà rồng" hút máu các loài động vật khác sinh sối nảy nở với tốc độ nhanh chóng đe dọa đến cuộc sống của nhiều loại sinh vật dưới nước.
Chính vì vậy, người dân dùng nhiều biện pháp như câu, đánh bắt, phun hóa chất xuống suối, đặt lưới ở hạ nguồn suối để ngăn chặn sự di cư của chúng, thả những con đực không có khả năng sinh sản để giảm cơ hội giao phối của con cái... để tiêu diệt loài cá đáng sợ này.
Cá mút đá biển là thủ phạm gây sự suy giảm số lượng cá nước ngọt tại vùng hồ Great Lakes (gồm 5 hồ nước ngọt ở vùng giáp ranh giữa Mỹ và Canada).
Trong suốt cuộc đời ký sinh hút máu loài khác để phát triển, mỗi con cá mút đá có thể ăn tới 20 kg thịt của các loài cá khác.
Những con cá khác thường mất mạng sau khi "cá ma cà rồng" hút sạch máu của chúng và để lại những vết thương đáng sợ như thế này.