Trên dãy Yên Mỹ ở thung lũng Bài Sơn có nhiều hang động đẹp, trong đó đẹp nhất là hang Mặt Trắng. Từ chân núi vượt đường dốc gần 1km thì tới cửa hang, hang nằm ở lưng chừng núi.Những năm chống Mỹ, hang được sử dụng làm nơi cất dấu vũ khí, đạn dược và được tôn tạo vào năm 2005.Trong hang có hệ thống đèn điện chiếu sáng rất đẹp, nay vào hang phải dùng đèn pin. Hang dài khoảng 800 m, bên trong có nhiều chỗ rộng như những hội trường, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ từ 18 – 20 độ C.Vào đến giữa hang, có 2 lối đi: lối bên trái là đường thoát hiểm nhân tạo, lối bên phải là đường lên Cổng Trời, nơi thông với đỉnh núi.Trải qua quá trình kiến tạo lâu dài, hang Mặt Trắng có nhiều không gian đẹp tự với đủ thứ hình thù kỳ lạ: hình người, hình phật, đồ vật, muông thú…hấp dẫn và sinh động.Nhiều bãi thạch nhũ trông mềm mại như như tóc, như mây.Những lớp thạch nhũ xếp chồng lên nhau như một bức tranh thủy mặc.Đường đi và lối lên xuống trong hang đã được bê tông hóa, gắn lan can bảo bệ.Đỉnh hang là nơi ngủ nghỉ của các loài dơi, cứ rọi đèn pin tới đâu là dơi bay tới đó.Suối nhũ tuôn chảy – một trong những cảnh đẹp nhất hang Mặt Trắng. Người xưa còn truyền tụng những câu vè về sự tích này: “Vú đá mà ngây thơ/ Hiện về trong huyền thoại/ Dòng sữa nàng chảy mãi/ Trắng thơm tận bây giờ”.Một góc hang được kiến tạo như như sen uốn lượn giữa hồ.Tham quan hang Mặt Trắng, mọi người như được hòa vào thiên nhiên kỳ vỹ, tươi đẹp. Hiện khu vực núi núi đá xung quanh hang đang thuộc quyền quản lý của Nhà máy Xi măng Sông Lam. Dù đang được mở cửa cho người dân vào tham quan tự do nhưng nhiều người lo ngại rằng nếu không có giải pháp bảo tồn gắn với phát triển du lịch kịp thời thì khi hoạt động khai thác đá ở dãy Yên Mỹ được đẩy mạnh để phục vụ cho hoạt động của nhà máy xi măng, danh thắng hang Mặt Trắng sẽ chỉ còn trong hoài niệm.
Trên dãy Yên Mỹ ở thung lũng Bài Sơn có nhiều hang động đẹp, trong đó đẹp nhất là hang Mặt Trắng. Từ chân núi vượt đường dốc gần 1km thì tới cửa hang, hang nằm ở lưng chừng núi.
Những năm chống Mỹ, hang được sử dụng làm nơi cất dấu vũ khí, đạn dược và được tôn tạo vào năm 2005.
Trong hang có hệ thống đèn điện chiếu sáng rất đẹp, nay vào hang phải dùng đèn pin. Hang dài khoảng 800 m, bên trong có nhiều chỗ rộng như những hội trường, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ từ 18 – 20 độ C.
Vào đến giữa hang, có 2 lối đi: lối bên trái là đường thoát hiểm nhân tạo, lối bên phải là đường lên Cổng Trời, nơi thông với đỉnh núi.
Trải qua quá trình kiến tạo lâu dài, hang Mặt Trắng có nhiều không gian đẹp tự với đủ thứ hình thù kỳ lạ: hình người, hình phật, đồ vật, muông thú…hấp dẫn và sinh động.
Nhiều bãi thạch nhũ trông mềm mại như như tóc, như mây.
Những lớp thạch nhũ xếp chồng lên nhau như một bức tranh thủy mặc.
Đường đi và lối lên xuống trong hang đã được bê tông hóa, gắn lan can bảo bệ.
Đỉnh hang là nơi ngủ nghỉ của các loài dơi, cứ rọi đèn pin tới đâu là dơi bay tới đó.
Suối nhũ tuôn chảy – một trong những cảnh đẹp nhất hang Mặt Trắng. Người xưa còn truyền tụng những câu vè về sự tích này: “Vú đá mà ngây thơ/ Hiện về trong huyền thoại/ Dòng sữa nàng chảy mãi/ Trắng thơm tận bây giờ”.
Một góc hang được kiến tạo như như sen uốn lượn giữa hồ.
Tham quan hang Mặt Trắng, mọi người như được hòa vào thiên nhiên kỳ vỹ, tươi đẹp. Hiện khu vực núi núi đá xung quanh hang đang thuộc quyền quản lý của Nhà máy Xi măng Sông Lam. Dù đang được mở cửa cho người dân vào tham quan tự do nhưng nhiều người lo ngại rằng nếu không có giải pháp bảo tồn gắn với phát triển du lịch kịp thời thì khi hoạt động khai thác đá ở dãy Yên Mỹ được đẩy mạnh để phục vụ cho hoạt động của nhà máy xi măng, danh thắng hang Mặt Trắng sẽ chỉ còn trong hoài niệm.