Gián phát sáng có tên khoa học là Luchihormetica luckae, sống trong những khu rừng bao quanh một núi lửa đang hoạt động ở Ecuador. Loài gián này cực kỳ hiếm, có chiều dài thân chỉ 2,5cm. Phần vỏ cứng của loài gián này có 3 đốm - 1 đốm lớn, 2 đốm nhỏ - đây là nơi chứa năng lượng phát ra ánh sáng sinh học của chúng.Điểm nổi bật nhất của loài gián này là khả năng phát ánh sáng màu xanh lục. Do không có độc làm vũ khí nên gián phát ra ánh sáng như những tín hiệu cảnh báo côn trùng ăn thịt và xua đuổi các loài săn mồi.Ánh sáng mà loài gián phát sáng này phát ra là do những phản ứng sinh hoá xảy ra trong cơ thể chúng. Hiện tượng này khá hiếm hoi, chỉ có ở một nhóm nhỏ côn trùng, một số sâu đất và điển hình nhất là ở loài đom đóm.Gián phát sáng được các nhà khoa học Mỹ phát hiện đầu tiên năm 1939. Một số cá thể gián phát sáng đã được thu thập và đem về Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia tại thủ đô Washington của nước này.
Gián phát sáng có tên khoa học là Luchihormetica luckae, sống trong những khu rừng bao quanh một núi lửa đang hoạt động ở Ecuador. Loài gián này cực kỳ hiếm, có chiều dài thân chỉ 2,5cm. Phần vỏ cứng của loài gián này có 3 đốm - 1 đốm lớn, 2 đốm nhỏ - đây là nơi chứa năng lượng phát ra ánh sáng sinh học của chúng.
Điểm nổi bật nhất của loài gián này là khả năng phát ánh sáng màu xanh lục. Do không có độc làm vũ khí nên gián phát ra ánh sáng như những tín hiệu cảnh báo côn trùng ăn thịt và xua đuổi các loài săn mồi.
Ánh sáng mà loài gián phát sáng này phát ra là do những phản ứng sinh hoá xảy ra trong cơ thể chúng. Hiện tượng này khá hiếm hoi, chỉ có ở một nhóm nhỏ côn trùng, một số sâu đất và điển hình nhất là ở loài đom đóm.
Gián phát sáng được các nhà khoa học Mỹ phát hiện đầu tiên năm 1939. Một số cá thể gián phát sáng đã được thu thập và đem về Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia tại thủ đô Washington của nước này.