Nghe như chuyện đùa, nhưng “vẹo cổ” là tên gọi chính thức trong sách vở của một loài chim thuộc họ Gõ kiến (Picidae) được ghi nhận ở Việt Nam, có pháp danh khoa học là Jynx torquilla.Đây là một loài chim di cư trú đông không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung bộ và Nam Bộ. Có thể quan sát chim vẹo cổ ở VQG Xuân Thủy, khu BTNN Thái Thụy, Nghĩa Hưng, Tiền Hải, bãi giữa sông Hồng vào mùa chim di cư.Môi trường sống của chim vẹo cổ là khu vực khô ráo tại các nơi trống trải, rừng thứ sinh, cây bụi, đồng cỏ, nơi canh tác, phân bố lên đến độ cao 2.300 mét. Chúng ăn các loài côn trùng, ấu trùng tìm được trên cây cối hay mặt đất.Chim vẹo cổ trưởng thành dài 16-18 cm, phân loài thường gặp ở Việt Nam có thân nâu xám với các đường viền ngang tối, gáy và lưng điểm các sọc đen rộng, phần dưới cơ thể trắng nhạt, cổ họng và ngực hung vàng.Không phải ngẫu nhiên mà loài chim này được đặt tên là "vẹo cổ". Cái tên này bắt nguồn từ tập tính kỳ lạ của chúng. Đó là mỗi khi phải đối mặt với nguy hiểm, chim vẹo cổ lại ngửa mặt phơi hàm, liên tục lắc lư, vặn vẹo cái cổ.Cổ họng lúc này cũng phát ra âm thanh giống như tiếng rít của loài rắn, và chúng sẽ không dừng việc quằn quại cho đến khi mối đe dọa đi qua.Dù kỳ cục, nhưng đây là một chiến lược tự vệ khá hiệu quả của chim vẹo cổ. Khi chứng kiến dáng vẻ như đang lên đồng của chim, các loài săn mồi thường nản chí mà bỏ đi vì "trông cái thứ này nguy hiểm thế, không ăn được đâu".Do cách tự vệ đặc trưng của mình, chim vẹo cổ bị cư dân ở một số quốc gia coi là loài chim ma ám. Tất nhiên là quan điểm này không có cơ sở khoa học nào cả.Trong tự nhiên, chim vẹo cổ không phải loài vật duy nhất đóng giả rắn để tự vệ. Một số loài sâu bướm cũng thực hiện chiến thuật này một cách rất xuất sắc.Một số hình ảnh khác về chim vẹo cổ.Mời quý độc giả xem video: Bướm nghệ sĩ hóa trang | VTV7.
Nghe như chuyện đùa, nhưng “vẹo cổ” là tên gọi chính thức trong sách vở của một loài chim thuộc họ Gõ kiến (Picidae) được ghi nhận ở Việt Nam, có pháp danh khoa học là Jynx torquilla.
Đây là một loài chim di cư trú đông không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung bộ và Nam Bộ. Có thể quan sát chim vẹo cổ ở VQG Xuân Thủy, khu BTNN Thái Thụy, Nghĩa Hưng, Tiền Hải, bãi giữa sông Hồng vào mùa chim di cư.
Môi trường sống của chim vẹo cổ là khu vực khô ráo tại các nơi trống trải, rừng thứ sinh, cây bụi, đồng cỏ, nơi canh tác, phân bố lên đến độ cao 2.300 mét. Chúng ăn các loài côn trùng, ấu trùng tìm được trên cây cối hay mặt đất.
Chim vẹo cổ trưởng thành dài 16-18 cm, phân loài thường gặp ở Việt Nam có thân nâu xám với các đường viền ngang tối, gáy và lưng điểm các sọc đen rộng, phần dưới cơ thể trắng nhạt, cổ họng và ngực hung vàng.
Không phải ngẫu nhiên mà loài chim này được đặt tên là "vẹo cổ". Cái tên này bắt nguồn từ tập tính kỳ lạ của chúng. Đó là mỗi khi phải đối mặt với nguy hiểm, chim vẹo cổ lại ngửa mặt phơi hàm, liên tục lắc lư, vặn vẹo cái cổ.
Cổ họng lúc này cũng phát ra âm thanh giống như tiếng rít của loài rắn, và chúng sẽ không dừng việc quằn quại cho đến khi mối đe dọa đi qua.
Dù kỳ cục, nhưng đây là một chiến lược tự vệ khá hiệu quả của chim vẹo cổ. Khi chứng kiến dáng vẻ như đang lên đồng của chim, các loài săn mồi thường nản chí mà bỏ đi vì "trông cái thứ này nguy hiểm thế, không ăn được đâu".
Do cách tự vệ đặc trưng của mình, chim vẹo cổ bị cư dân ở một số quốc gia coi là loài chim ma ám. Tất nhiên là quan điểm này không có cơ sở khoa học nào cả.
Trong tự nhiên, chim vẹo cổ không phải loài vật duy nhất đóng giả rắn để tự vệ. Một số loài sâu bướm cũng thực hiện chiến thuật này một cách rất xuất sắc.
Một số hình ảnh khác về chim vẹo cổ.
Mời quý độc giả xem video: Bướm nghệ sĩ hóa trang | VTV7.