Chứng gynandromorph (cá thể lưỡng tính) là khi một sinh vật có đầy đủ các đặc tính của cả đực và cái, nó có thể xảy ra ở động vật giáp xác, chim và nhiều loài côn trùng, nhưng thể hiện đẹp nhất ở loài bướm. Hiện tượng lưỡng tính xảy ra đặc biệt hiếm hoi ở loài bướm, ước tính xảy ra với tỉ lệ 1/10.000, tương đương 0.01%. Những hình ảnh xinh đẹp hiếm hoi của các cá thể bướm lưỡng tính đã được nhiếp ảnh gia Luke Brown tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, Anh chụp lại. Những con bướm nổi bật với hai mảng màu sắc khác nhau ở hai bên cánh, đại diện cho giới tính bên đực, bên cái. Chứng gynandromorph thể hiện đều giới tính của đực và cái ở ngay trên cánh, chỉ một số rất ít không cân xứng. Chứng Gynandromorph thường hình thành khi nhiễm sắc thể giới tính thất bại trong việc phân chia trứng đã thụ tinh (hoặc hợp tử). Giới tính của bướm được xác định bởi nhiễm sắc thể W và Z. Ở người, nam giới có nhiễm sắc thể XY, trong khi nữ là XX. Ở loài bướm, các cặp nhiễm sắc thể đảo ngược, bướm đực là cặp nhiễm sắc thể ZZ, bướm cái có thể là cặp nhiễm sắc thể ZW hoặc đơn giản là một Z. Hai cánh bướm với hai giới tính khác nhau nên kích thước cánh và mô hình, các gen cũng hoàn toàn khác nhau. Trường hợp cực đoan nhất, nó có thể là hai loài bướm hoàn toàn khác nhau phát triển thành một. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn làm thế nào hai loài bướm hoàn toàn khác nhau có thể phát triển thành một. Một số cá thể lưỡng tính trông khác nhau hoàn toàn và được gọi là dị hình lưỡng tính. Vẻ đẹp choáng ngợp của một cá thể bướm lưỡng tính. Bướm lưỡng tính rất hiếm gặp trong tự nhiên.
Chứng gynandromorph (cá thể lưỡng tính) là khi một sinh vật có đầy đủ các đặc tính của cả đực và cái, nó có thể xảy ra ở động vật giáp xác, chim và nhiều loài côn trùng, nhưng thể hiện đẹp nhất ở loài bướm.
Hiện tượng lưỡng tính xảy ra đặc biệt hiếm hoi ở loài bướm, ước tính xảy ra với tỉ lệ 1/10.000, tương đương 0.01%.
Những hình ảnh xinh đẹp hiếm hoi của các cá thể bướm lưỡng tính đã được nhiếp ảnh gia Luke Brown tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, Anh chụp lại. Những con bướm nổi bật với hai mảng màu sắc khác nhau ở hai bên cánh, đại diện cho giới tính bên đực, bên cái.
Chứng gynandromorph thể hiện đều giới tính của đực và cái ở ngay trên cánh, chỉ một số rất ít không cân xứng.
Chứng Gynandromorph thường hình thành khi nhiễm sắc thể giới tính thất bại trong việc phân chia trứng đã thụ tinh (hoặc hợp tử).
Giới tính của bướm được xác định bởi nhiễm sắc thể W và Z. Ở người, nam giới có nhiễm sắc thể XY, trong khi nữ là XX. Ở loài bướm, các cặp nhiễm sắc thể đảo ngược, bướm đực là cặp nhiễm sắc thể ZZ, bướm cái có thể là cặp nhiễm sắc thể ZW hoặc đơn giản là một Z.
Hai cánh bướm với hai giới tính khác nhau nên kích thước cánh và mô hình, các gen cũng hoàn toàn khác nhau. Trường hợp cực đoan nhất, nó có thể là hai loài bướm hoàn toàn khác nhau phát triển thành một.
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn làm thế nào hai loài bướm hoàn toàn khác nhau có thể phát triển thành một. Một số cá thể lưỡng tính trông khác nhau hoàn toàn và được gọi là dị hình lưỡng tính.
Vẻ đẹp choáng ngợp của một cá thể bướm lưỡng tính.
Bướm lưỡng tính rất hiếm gặp trong tự nhiên.