Ở hầu hết các nơi trên thế giới, tuyết rơi là biểu tượng của vẻ đẹp. Tuy nhiên, có lẽ điều đó chỉ đúng khi những bông tuyết được nhào nặn từ bàn tay của mẹ tự nhiên, không có sự can thiệp của con người. Tại Ấn Độ, có những đợt tuyết hóa học rơi khiến con người chỉ muốn bịt mũi lánh xa vì ghê sợ. (Ảnh: Indiatvnews)Loại tuyết rơi hóa học độc đáo này xảy ra ở khu vực gần hồ Varthur thuộc thành phố Bangalore, bang Karnataka, Ấn Độ. (Ảnh: Indiatvnews)Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tuyết rơi kỳ lạ này là do những cơn mưa nặng hạt kéo dài suốt những ngày qua tại địa phương, đã khiến cho hồ Varthur, một trong những hồ lớn nhất và ô nhiễm nhất sủi bọt trắng xóa. (Ảnh: Boredomtherapy)Sau khi những cơn mưa giảm đi, gió mạnh bắt đầu thổi những đám bọt ô nhiễm trắng xóa tới vùng dân cư gần hồ, khiến nơi đây phủ kín những đám bọt vô cùng khó chịu. (Ảnh: Boredomtherapy)Được biết, những đám bọt thi nhau rơi xuống, xếp chồng lên nhau dày đặc chẳng khác nào tuyết rơi. (Ảnh: Boredomtherapy)Chỉ khác là đám bọt có mùi hôi nồng nặc khiến người dân vô cùng khó thở. (Ảnh: Indiatvnews)Nó còn gây ra ách tắc giao thông cục bộ, khiến đời sống sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng. (Ảnh: Boredomtherapy)Được biết, đây không phải là lần đầu tiên ở Bangalore, Ấn Độ có hiện tượng tuyết hóa học rơi. Cứ mỗi khi trời mưa to, kéo dài, những chất thải chưa qua xử lý và nước thải trong hồ bị khuấy động tạo thành những bọt trắng như bọt cạo râu. (Ảnh: Boredomtherapy)Theo tìm hiểu, những lớp bọt này chứa nhiều nước thải như dầu, mỡ và chất tẩy rửa đôi khi có thể bắt lửa dẫn đến bốc cháy. (Ảnh: Boredomtherapy)Người dân ở nói rằng, những phàn nàn của họ đối với chính phủ không thay đổi bất cứ điều gì và họ vẫn đang phải tiếp tục chịu đựng những hậu quả nặng nề từ ô nhiễm môi trường do các ngành công nghiệp hoạt động. (Ảnh: Boredomtherapy)
Ở hầu hết các nơi trên thế giới, tuyết rơi là biểu tượng của vẻ đẹp. Tuy nhiên, có lẽ điều đó chỉ đúng khi những bông tuyết được nhào nặn từ bàn tay của mẹ tự nhiên, không có sự can thiệp của con người. Tại Ấn Độ, có những đợt tuyết hóa học rơi khiến con người chỉ muốn bịt mũi lánh xa vì ghê sợ. (Ảnh: Indiatvnews)
Loại tuyết rơi hóa học độc đáo này xảy ra ở khu vực gần hồ Varthur thuộc thành phố Bangalore, bang Karnataka, Ấn Độ. (Ảnh: Indiatvnews)
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tuyết rơi kỳ lạ này là do những cơn mưa nặng hạt kéo dài suốt những ngày qua tại địa phương, đã khiến cho hồ Varthur, một trong những hồ lớn nhất và ô nhiễm nhất sủi bọt trắng xóa. (Ảnh: Boredomtherapy)
Sau khi những cơn mưa giảm đi, gió mạnh bắt đầu thổi những đám bọt ô nhiễm trắng xóa tới vùng dân cư gần hồ, khiến nơi đây phủ kín những đám bọt vô cùng khó chịu. (Ảnh: Boredomtherapy)
Được biết, những đám bọt thi nhau rơi xuống, xếp chồng lên nhau dày đặc chẳng khác nào tuyết rơi. (Ảnh: Boredomtherapy)
Chỉ khác là đám bọt có mùi hôi nồng nặc khiến người dân vô cùng khó thở. (Ảnh: Indiatvnews)
Nó còn gây ra ách tắc giao thông cục bộ, khiến đời sống sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng. (Ảnh: Boredomtherapy)
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên ở Bangalore, Ấn Độ có hiện tượng tuyết hóa học rơi. Cứ mỗi khi trời mưa to, kéo dài, những chất thải chưa qua xử lý và nước thải trong hồ bị khuấy động tạo thành những bọt trắng như bọt cạo râu. (Ảnh: Boredomtherapy)
Theo tìm hiểu, những lớp bọt này chứa nhiều nước thải như dầu, mỡ và chất tẩy rửa đôi khi có thể bắt lửa dẫn đến bốc cháy. (Ảnh: Boredomtherapy)
Người dân ở nói rằng, những phàn nàn của họ đối với chính phủ không thay đổi bất cứ điều gì và họ vẫn đang phải tiếp tục chịu đựng những hậu quả nặng nề từ ô nhiễm môi trường do các ngành công nghiệp hoạt động. (Ảnh: Boredomtherapy)