Thời tiết là tập hợp các trạng thái của các yếu tố khí tượng xảy ra trong khí quyển ở một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định. Nó thể thay đổi chỉ trong vài giờ và đột ngột biến đổi từ nơi này sang nơi khác, như ở những điểm rất gần nhau.
Ví dụ, nhà bạn đang mưa nhưng trường học cách đó vài khu nhà lại nắng ráo.
Các nhà khí tượng học là nhà khoa học nghiên cứu thời tiết và dự báo thời tiết. Họ sẽ giúp chúng ta biết được thời tiết trong vài ngày tới ra sao nhờ các công cụ công nghệ cao như vệ tinh GOES, radar và các công cụ trên mặt đất khác. Ảnh: trạm radar thời tiết của NOAA (Mỹ)
Charles Thomson Rees Wilson, nhà vật lý và khí tượng học người Scotland đoạt giải Nobel Vật lý năm 1927 cho phát minh cloud-chamber, dụng cụ dùng để tạo ra đường đi của các hạt trong các phản ứng bằng cách hóa đặc hơi nước. Phát minh này rất có ý nghĩa trong việc giải thích các sự kiện xảy ra do năng lượng cao. (Ảnh: Famous people)
Một “đồ chơi” của các nhà khí tượng học thế kỷ 21-vệ tinh địa tĩnh GOES, một vệ tinh luôn nằm ở vị trí cố định khi quan sát từ trái đất, đặc biệt hữu ích để theo dõi các hiện tượng thời tiết thời gian thực nhờ camera có khả năng chụp hình trong các khoảng thời gian cực ngắn.
Khí hậu là bức tranh rộng lớn hơn về nhiệt độ, lượng mưa và các điều kiện khác trên các khu vực rộng hơn trong thời gian dài hơn.
Khí hậu trái đất được các nhà khí tượng học phân chia thành các nhóm hoặc khu vực dựa trên nhiệt độ và lượng mưa trung bình. Một số khu vực khí hậu đặc biệt như: băng hà vĩnh cửu, sa mạc, rừng mưa. Ảnh: Cảnh quan băng hà vĩnh cửu trên núi ở Alaska, Mỹ (Ảnh: World Atlas)
Căn cứ chính để phân chia khí hậu theo khu vực là vĩ tuyến. Vĩ tuyến thấp là những vùng ngay tại và gần xích đạo, ánh sáng mặt trời chiếu đến trái đất quanh năm. Vĩ tuyến cao là 2 cực địa cầu, nơi ánh nắng mặt trời khó mà vươn tới trong 6 tháng của năm. Còn lại là những khu vực vĩ tuyến giữa có khí hậu ôn hòa hơn. Ảnh: Bản đồ phân loại khí hậu thế giới theo hệ thống Kõppgen-Geiger (Ảnh: Science Hijinks)Một số khu vực dù nhỏ nhưng cũng tồn tại nhiều loại khí hậu khác nhau. Trong ảnh là 10 vùng khí hậu khác nhau trên diện tích 6.400 km2 ở Big Island, Hawaii. Các vùng núi rất cao thuộc loại khí hậu vĩ tuyến cao đã phân chia đảo này thành các vùng khô và ướt.
Thời tiết là tập hợp các trạng thái của các yếu tố khí tượng xảy ra trong khí quyển ở một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định. Nó thể thay đổi chỉ trong vài giờ và đột ngột biến đổi từ nơi này sang nơi khác, như ở những điểm rất gần nhau.
Ví dụ, nhà bạn đang mưa nhưng trường học cách đó vài khu nhà lại nắng ráo.
Các nhà khí tượng học là nhà khoa học nghiên cứu thời tiết và dự báo thời tiết. Họ sẽ giúp chúng ta biết được thời tiết trong vài ngày tới ra sao nhờ các công cụ công nghệ cao như vệ tinh GOES, radar và các công cụ trên mặt đất khác. Ảnh: trạm radar thời tiết của NOAA (Mỹ)
Charles Thomson Rees Wilson, nhà vật lý và khí tượng học người Scotland đoạt giải Nobel Vật lý năm 1927 cho phát minh cloud-chamber, dụng cụ dùng để tạo ra đường đi của các hạt trong các phản ứng bằng cách hóa đặc hơi nước. Phát minh này rất có ý nghĩa trong việc giải thích các sự kiện xảy ra do năng lượng cao. (Ảnh: Famous people)
Một “đồ chơi” của các nhà khí tượng học thế kỷ 21-vệ tinh địa tĩnh GOES, một vệ tinh luôn nằm ở vị trí cố định khi quan sát từ trái đất, đặc biệt hữu ích để theo dõi các hiện tượng thời tiết thời gian thực nhờ camera có khả năng chụp hình trong các khoảng thời gian cực ngắn.
Khí hậu là bức tranh rộng lớn hơn về nhiệt độ, lượng mưa và các điều kiện khác trên các khu vực rộng hơn trong thời gian dài hơn.
Khí hậu trái đất được các nhà khí tượng học phân chia thành các nhóm hoặc khu vực dựa trên nhiệt độ và lượng mưa trung bình. Một số khu vực khí hậu đặc biệt như: băng hà vĩnh cửu, sa mạc, rừng mưa. Ảnh: Cảnh quan băng hà vĩnh cửu trên núi ở Alaska, Mỹ (Ảnh: World Atlas)
Căn cứ chính để phân chia khí hậu theo khu vực là vĩ tuyến. Vĩ tuyến thấp là những vùng ngay tại và gần xích đạo, ánh sáng mặt trời chiếu đến trái đất quanh năm. Vĩ tuyến cao là 2 cực địa cầu, nơi ánh nắng mặt trời khó mà vươn tới trong 6 tháng của năm. Còn lại là những khu vực vĩ tuyến giữa có khí hậu ôn hòa hơn. Ảnh: Bản đồ phân loại khí hậu thế giới theo hệ thống Kõppgen-Geiger (Ảnh: Science Hijinks)
Một số khu vực dù nhỏ nhưng cũng tồn tại nhiều loại khí hậu khác nhau. Trong ảnh là 10 vùng khí hậu khác nhau trên diện tích 6.400 km2 ở Big Island, Hawaii. Các vùng núi rất cao thuộc loại khí hậu vĩ tuyến cao đã phân chia đảo này thành các vùng khô và ướt.