Cây phi lao còn được biết đến với tên gọi cây dương, dương liễu. Tên khoa học của loài cây này có nguồn gốc từ tiếng La Tinh có nghĩa là “đuôi ngựa” vì chùm lá của nó giống như đuôi ngựa. (Nguồn Canhquanxanh)Cây phi lao ở Việt Nam được người Pháp mang vào trồng từ năm 1896. Loài cây này có nguồn gốc chính là từ Australia và những đảo thuộc phía tây Thái Bình Dương. (Nguồn Ytimg)Ở nước ta, hầu hết các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đều trồng phi lao trên các bãi cát ven biển. Ngoài ra, nó còn được trồng ở nhiều tỉnh miền Bắc để lấy bóng mát. (Nguồn Flickr)Cây phi lao có tốc độ sinh trưởng nhanh, thích ứng với điều kiện khí hậu tương đối rộng, lại chịu được cát va đập. Vì vậy đây là cây gỗ số một được trồng trên vùng cát cố định và cát bay ven biển. (Nguồn Ous)Phi lao là loài cây đa năng. Gỗ của nó được dùng trong xây dựng, vỏ dùng để thuộc da, nhuộm lưới đánh cá, cánh lá rụng làm củi đốt, rễ cây dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị tiêu chảy và kiết lị. (Nguồn Ydvn)Phi lao cũng là cây có vẻ đẹp và trị giá không thua kém các loài cây nổi tiếng khác nên ngoài làm bóng mát và làm rừng phòng hộ, phi lao còn được trồng làm cây cảnh (bonsai) rất được ưa chuộng. (Nguồn Blogcaycanh)Cây phi lao sinh trưởng quanh năm, nhưng vào mùa mưa, cây sinh trưởng nhanh hơn. Cây tái sinh chồi cũng rất tốt. Mặc dù vậy, ở giai đoạn tuổi nhỏ, cây chịu khô và chịu rét kém. (Nguồn Caygionghoanglong)
Cây phi lao còn được biết đến với tên gọi cây dương, dương liễu. Tên khoa học của loài cây này có nguồn gốc từ tiếng La Tinh có nghĩa là “đuôi ngựa” vì chùm lá của nó giống như đuôi ngựa. (Nguồn Canhquanxanh)
Cây phi lao ở Việt Nam được người Pháp mang vào trồng từ năm 1896. Loài cây này có nguồn gốc chính là từ Australia và những đảo thuộc phía tây Thái Bình Dương. (Nguồn Ytimg)
Ở nước ta, hầu hết các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đều trồng phi lao trên các bãi cát ven biển. Ngoài ra, nó còn được trồng ở nhiều tỉnh miền Bắc để lấy bóng mát. (Nguồn Flickr)
Cây phi lao có tốc độ sinh trưởng nhanh, thích ứng với điều kiện khí hậu tương đối rộng, lại chịu được cát va đập. Vì vậy đây là cây gỗ số một được trồng trên vùng cát cố định và cát bay ven biển. (Nguồn Ous)
Phi lao là loài cây đa năng. Gỗ của nó được dùng trong xây dựng, vỏ dùng để thuộc da, nhuộm lưới đánh cá, cánh lá rụng làm củi đốt, rễ cây dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị tiêu chảy và kiết lị. (Nguồn Ydvn)
Phi lao cũng là cây có vẻ đẹp và trị giá không thua kém các loài cây nổi tiếng khác nên ngoài làm bóng mát và làm rừng phòng hộ, phi lao còn được trồng làm cây cảnh (bonsai) rất được ưa chuộng. (Nguồn Blogcaycanh)
Cây phi lao sinh trưởng quanh năm, nhưng vào mùa mưa, cây sinh trưởng nhanh hơn. Cây tái sinh chồi cũng rất tốt. Mặc dù vậy, ở giai đoạn tuổi nhỏ, cây chịu khô và chịu rét kém. (Nguồn Caygionghoanglong)