Gần đây, người dân ở vùng biển Tam Thanh, Tam Kỳ, Quảng Nam bắt được những con hải cẩu trôi dạt. Trước đó, ngư dân ở các tỉnh miền Trung như Ninh Thuận, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, TP Đà Nẵng cũng từng bắt được những con hải cẩu kỳ lạ. Theo các chuyên gia, hầu hết những con hải cẩu này đều thuộc loài hải cẩu đốm, tên khoa học là Phoca largha, sống ở vùng biển xứ lạnh.Hải cẩu đốm Phoca largha là một loài động vật có vú trong họ Hải cẩu thật sự, bộ Ăn thịt. Loài này sinh sống chủ yếu ở tảng đá băng vùng biển bắc Thái Bình Dương và vùng biển lân cận. Chúng được tìm thấy nhiều nhất dọc theo thềm lục địa của các biển Beaufort, Chukchi, Bering và Okhotsk và về phía nam tới phía bắc Hoàng Hải.Đôi khi chúng di cư về phía nam xa như Bắc Hoàng Hải và tây Biển Nhật Bản và thậm chí là tới tận Việt Nam theo dòng hải lưu. Chúng cũng được tìm thấy ở Alaska từ phía Đông Nam vịnh Bristol đến điểm phân định ranh giới khi tới thời kỳ động dục và sinh sản.Hải cẩu đốm đôi khi bị nhầm lẫn với loài hải cẩu cảng và người ta thấy loài này với loài hải cẩu cảng thường trộn lẫn với nhau trong khu vực bởi nơi sinh sống của chúng chồng lấn nhau.Về tính cách, hải cẩu đốm được đánh giá là khá nhút nhát và rất khó khăn trong việc để con người tiếp cận. Chúng có thể sống đơn độc nhưng hầu hết hải cẩu đốm thích giao du, hình thành các nhóm lớn.Thời gian hải cẩu đốm thành thục sinh dục là khi chúng được khoảng 4 tuổi. Khi thành thục, hải cẩu đốm sẽ tham gia vào mùa sinh sản từ tháng Giêng đến giữa tháng Tư, trong đó cao điểm là vào giữa tháng Ba.Mỗi năm, chúng sẽ kết đôi với một đối tác khác nhau. Sau khi kết đôi, chúng sẽ tạo thành một gia đình nhỏ, sống cuộc sống một vợ một chồng và cùng chờ đón đứa con mà hải cẩu đốm cái mang nặng đẻ đau trong suốt 10 tháng.Để kiếm ăn, hải cẩu đốm có thể lặn tới độ sâu lên đến 300m. Những con hải cẩu đốm chưa thành niên ăn chủ yếu là các loài nhuyễn thể và động vật giáp xác nhỏ.Trong khi đó, những con hải cẩu đốm trưởng thành ăn nhiều loại cá bao gồm cá trích, các tuyết Bắc cực, cá minh thái và cá ốt vảy.Hiện tại, loài hải cẩu đốm đang được liệt vào danh sách hải cẩu quý hiếm, là một trong những loài động vật bị đe dọa tuyệt chủng do vấn nạn nóng lên toàn cầu khiến băng vĩnh cửu ở hai cực tan chảy.
Gần đây, người dân ở vùng biển Tam Thanh, Tam Kỳ, Quảng Nam bắt được những con hải cẩu trôi dạt. Trước đó, ngư dân ở các tỉnh miền Trung như Ninh Thuận, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, TP Đà Nẵng cũng từng bắt được những con hải cẩu kỳ lạ. Theo các chuyên gia, hầu hết những con hải cẩu này đều thuộc loài hải cẩu đốm, tên khoa học là Phoca largha, sống ở vùng biển xứ lạnh.
Hải cẩu đốm Phoca largha là một loài động vật có vú trong họ Hải cẩu thật sự, bộ Ăn thịt. Loài này sinh sống chủ yếu ở tảng đá băng vùng biển bắc Thái Bình Dương và vùng biển lân cận. Chúng được tìm thấy nhiều nhất dọc theo thềm lục địa của các biển Beaufort, Chukchi, Bering và Okhotsk và về phía nam tới phía bắc Hoàng Hải.
Đôi khi chúng di cư về phía nam xa như Bắc Hoàng Hải và tây Biển Nhật Bản và thậm chí là tới tận Việt Nam theo dòng hải lưu. Chúng cũng được tìm thấy ở Alaska từ phía Đông Nam vịnh Bristol đến điểm phân định ranh giới khi tới thời kỳ động dục và sinh sản.
Hải cẩu đốm đôi khi bị nhầm lẫn với loài hải cẩu cảng và người ta thấy loài này với loài hải cẩu cảng thường trộn lẫn với nhau trong khu vực bởi nơi sinh sống của chúng chồng lấn nhau.
Về tính cách, hải cẩu đốm được đánh giá là khá nhút nhát và rất khó khăn trong việc để con người tiếp cận. Chúng có thể sống đơn độc nhưng hầu hết hải cẩu đốm thích giao du, hình thành các nhóm lớn.
Thời gian hải cẩu đốm thành thục sinh dục là khi chúng được khoảng 4 tuổi. Khi thành thục, hải cẩu đốm sẽ tham gia vào mùa sinh sản từ tháng Giêng đến giữa tháng Tư, trong đó cao điểm là vào giữa tháng Ba.
Mỗi năm, chúng sẽ kết đôi với một đối tác khác nhau. Sau khi kết đôi, chúng sẽ tạo thành một gia đình nhỏ, sống cuộc sống một vợ một chồng và cùng chờ đón đứa con mà hải cẩu đốm cái mang nặng đẻ đau trong suốt 10 tháng.
Để kiếm ăn, hải cẩu đốm có thể lặn tới độ sâu lên đến 300m. Những con hải cẩu đốm chưa thành niên ăn chủ yếu là các loài nhuyễn thể và động vật giáp xác nhỏ.
Trong khi đó, những con hải cẩu đốm trưởng thành ăn nhiều loại cá bao gồm cá trích, các tuyết Bắc cực, cá minh thái và cá ốt vảy.
Hiện tại, loài hải cẩu đốm đang được liệt vào danh sách hải cẩu quý hiếm, là một trong những loài động vật bị đe dọa tuyệt chủng do vấn nạn nóng lên toàn cầu khiến băng vĩnh cửu ở hai cực tan chảy.