Đây quả thực là một tin vui cho hệ sinh thái ở Việt Nam cũng như thế giới khi loài ếch rêu Việt Nam siêu hiếm mới đây đã được các nhà khoa học lai tạo thành công ở công viên hoang dã Cotswold, Burford, Oxfordshire, Anh.Theo thông tin đăng tải, đã có 8 con ếch rêu Việt Nam siêu hiếm sống sót sau khi hoàn thành chu trình nòng nọc của nó. Hiện, cả 8 sinh vật nhỏ bé này đang được chăm sóc vô cùng cẩn thận trong một phòng ủ đặc biệt, gây tò mò và thích thú cho những người yêu thích tự nhiên.Ếch rêu Việt Nam hay còn gọi là ếch cây sần Bắc Bộ, tên tiếng Anh là Vietnamese Mossy Frog, tên khoa học là Theloderma corticale, là một loài ếch trong họ Rhacophoridae. Chúng được tìm thấy ở miền bắc Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1903.Được mô tả là một trong những bậc thầy ngụy trang đỉnh cao trong vương quốc, tài ngụy trang của ếch rêu Việt Nam khiến nhiều người sửng sốt. Do có vẻ ngoài giống hệt một đám rêu bám trên thân gỗ, rất nhiều người không thể nhận ra chúng mặc dù loài ếch này ở ngay trước mắt.Tên gọi Ếch rêu cũng xuất phát từ đặc điểm ngoại hình da sần, có đốm như rêu của chúng. Lớp da này giúp ích cho con ếch về mặt ngụy trang, vừa trốn kẻ thù vừa thuận tiện bắt mồi.Ở loài ếch rêu siêu hiếm này, con cái lớn hơn con đực, khi trưởng thành có thể đạt kích thước lên đến 8 - 9cm, thường được tìm thấy ở những vách đá hoặc hang động ẩm ướt, đầm nước ngọt, đầm nước ngọt có nước theo mùa, và vùng nhiều đá.Ếch rêu là loài ăn côn trùng, thức ăn của chúng bao gồm dế mèn, châu chấu, gián, bướm đêm và ruồi. Khi nhận thấy nguy hiểm của kẻ thù tự nhiên, sợ hãi, ếch rêu Việt Nam sẽ khởi động cơ chế tự vệ, nó nhanh chóng cuộn tròn thành một quả bóng và thực hiện chiến lược bất động, giả như đã chết để tránh sự chú ý.Được phát hiện ở những sườn núi dốc của miền Bắc Việt Nam, do ẩn thân quá kỹ, loài ếch này ít được chú ý, ở ngoài tầm nghiên cứu của các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ, chính vì vậy có rất ít thông tin về loài này trong tự nhiên. Chúng cũng là loài bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam do ngày càng bị thu hẹp môi trường sống.
Đây quả thực là một tin vui cho hệ sinh thái ở Việt Nam cũng như thế giới khi loài ếch rêu Việt Nam siêu hiếm mới đây đã được các nhà khoa học lai tạo thành công ở công viên hoang dã Cotswold, Burford, Oxfordshire, Anh.
Theo thông tin đăng tải, đã có 8 con ếch rêu Việt Nam siêu hiếm sống sót sau khi hoàn thành chu trình nòng nọc của nó. Hiện, cả 8 sinh vật nhỏ bé này đang được chăm sóc vô cùng cẩn thận trong một phòng ủ đặc biệt, gây tò mò và thích thú cho những người yêu thích tự nhiên.
Ếch rêu Việt Nam hay còn gọi là ếch cây sần Bắc Bộ, tên tiếng Anh là Vietnamese Mossy Frog, tên khoa học là Theloderma corticale, là một loài ếch trong họ Rhacophoridae. Chúng được tìm thấy ở miền bắc Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1903.
Được mô tả là một trong những bậc thầy ngụy trang đỉnh cao trong vương quốc, tài ngụy trang của ếch rêu Việt Nam khiến nhiều người sửng sốt. Do có vẻ ngoài giống hệt một đám rêu bám trên thân gỗ, rất nhiều người không thể nhận ra chúng mặc dù loài ếch này ở ngay trước mắt.
Tên gọi Ếch rêu cũng xuất phát từ đặc điểm ngoại hình da sần, có đốm như rêu của chúng. Lớp da này giúp ích cho con ếch về mặt ngụy trang, vừa trốn kẻ thù vừa thuận tiện bắt mồi.
Ở loài ếch rêu siêu hiếm này, con cái lớn hơn con đực, khi trưởng thành có thể đạt kích thước lên đến 8 - 9cm, thường được tìm thấy ở những vách đá hoặc hang động ẩm ướt, đầm nước ngọt, đầm nước ngọt có nước theo mùa, và vùng nhiều đá.
Ếch rêu là loài ăn côn trùng, thức ăn của chúng bao gồm dế mèn, châu chấu, gián, bướm đêm và ruồi. Khi nhận thấy nguy hiểm của kẻ thù tự nhiên, sợ hãi, ếch rêu Việt Nam sẽ khởi động cơ chế tự vệ, nó nhanh chóng cuộn tròn thành một quả bóng và thực hiện chiến lược bất động, giả như đã chết để tránh sự chú ý.
Được phát hiện ở những sườn núi dốc của miền Bắc Việt Nam, do ẩn thân quá kỹ, loài ếch này ít được chú ý, ở ngoài tầm nghiên cứu của các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ, chính vì vậy có rất ít thông tin về loài này trong tự nhiên. Chúng cũng là loài bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam do ngày càng bị thu hẹp môi trường sống.