Năm 2002, chính quyền tìm thấy 78 thi thể ở Rừng Tự Sát. Kỷ lục mới được lập vào năm 2003 với con số 100 người. Khu Rừng Tự Sát nằm ngay dưới chân đỉnh núi Phú Sỹ kỳ vĩ. Chưa có vùng đất nào mà số lượng người tự tử nhiều như một khoảnh rừng trong khu Rừng Tự Sát. Chuyện đua nhau vào khu rừng này tự sát được cho rằng bắt nguồn từ cuốn
tiểu thuyết Cây Biển Đen, của tác giả Seicho Matsumoto xuất bản từ năm
1960. Tiểu thuyết kết thúc với cái chết bi thảm của hai người yêu nhau trong
khu rừng này. Họ đã cùng nhau tự kết liễu đời mình, để mãi mãi được bên
nhau. Một tiểu thuyết khác cũng xuất bản vào năm 1960, như một sự trùng hợp,
cũng nhắc đến một người phụ nữ tự tử tại Aokigahara. Cuốn tiểu thuyết
này được chuyển thể thành một bộ phim kinh dị. Sợ hãi với con số tự tử, nên chính quyền địa phương đã không công bố số
liệu. Theo ước đoán, thì đã có hàng ngàn người kết liễu cuộc đời tại
Rừng Tự Sát. Thực ra, từ trước khi ra đời 2 cuốn tiểu thuyết này, hiện tượng tự tử ở
Rừng Tự Sát đã diễn ra. Do đó, chưa thể kết luận hiện tượng tự tử nhiều
là chất liệu cho cuốn tiểu thuyết, hay do cuốn tiểu thuyết mà xảy ra
hiện tượng vào rừng tự sát. Theo truyền thuyết của hai ngôi làng ở cạnh Rừng Tự Sát, thì thực ra
chuyện tự tử ở khu rừng bắt nguồn từ tục Ubasute. Tục lệ này có từ thế
kỷ 19. Tục lệ Ubasute từng được tranh cãi rất nhiều. Người cho là dã man, kẻ
cho là nhân đạo. Vào những năm mất mùa, đói kém, dân làng sẽ đưa những
người già, tàn tật vào trong rừng để họ chết một mình. Người ta tin rằng, nhiều du khách đi qua khu rừng này đã nhìn thấy những bóng ma và họ bị quyến rũ bởi cái chết. Đã có nhiều kỷ lục được ghi nhận về số vụ tự tử ở khu rừng này. Năm 1974
có tới 74 thi thể được phát hiện trong Rừng Tự Sát. Năm 2002, chính
quyền tìm thấy 78 thi thể. Kỷ lục mới được lập vào năm 2003 với con số
100 người. Sau năm 2003, chính quyền đã ngừng công bố các con số, nhằm tránh hiện tượng kích thích người dân kéo đến tự sát. Cánh rừng Aokigahara có nhiều hang động lạnh giá, là những điểm du lịch nổi tiếng. Cánh rừng này toàn là đá. Những thân cây bám vào đá mọc lên, với những
bộ rễ vằn vện, bám vào đá. Trong rừng hoàn toàn không có thú, không có
tiếng chim. Khung cảnh tĩnh mịch càng hấp dẫn những người muốn chết. Nỗ lực của chính quyền địa phương không có tác dụng, khi năm 2004, đã có 108 người tự sát. Kinh hoàng nhất là năm 2010, có 274 người vào khu rừng này để tìm cách
chết. Rất may là lực lượng cảnh sát đã cứu sống được tới 224 người. Chỉ
có 54 người tự tử thành công. Tình hình tự tử quá nghiêm trọng, nên chính phủ Nhật Bản phải thành
lập lực lượng cảnh sát chuyên trách. Mỗi khi thấy du khách vào rừng có
biểu hiện lạ, cảnh sát liền theo sát để bảo vệ họ. Văn hóa người Nhật coi tự tử là phương pháp bảo vệ danh dự. Họ coi cái
chết ở khu rừng thiêng này là cách để những người còn sống tôn trọng họ. Cuốn sách Sổ tay tự tử toàn diện của Wataru Tsurumui xuất bản
tại Nhật Bản được tìm thấy khắp nơi trong rừng, không xa những thòng
lọng hoặc các xác chết của những người tìm tới Aokigahara để quyên sinh.
Cuốn Sổ tay tự tử toàn diện ngoài việc hướng dẫn các phương thức tự tử, còn
tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ khi đề cử Aokigahara là nơi “hoàn hảo để chết”. Những thi thể được tìm thấy, dù là mới hay chỉ còn xương sẽ được tập kết tại một trạm ở bìa rừng để an táng cho họ. Nhiều tòa nhà được xây dựng quanh bìa rừng để lưu giữ thi thể, hài cốt của những người tự tử vô thừa nhận. Số thi thể người tự tử ở khu rừng này ngày càng lấp đầy các tòa nhà do người dân địa phương xây dựng.
Năm 2002, chính quyền tìm thấy 78 thi thể ở Rừng Tự Sát. Kỷ lục mới được lập vào năm 2003 với con số 100 người.
Khu Rừng Tự Sát nằm ngay dưới chân đỉnh núi Phú Sỹ kỳ vĩ.
Chưa có vùng đất nào mà số lượng người tự tử nhiều như một khoảnh rừng trong khu Rừng Tự Sát.
Chuyện đua nhau vào khu rừng này tự sát được cho rằng bắt nguồn từ cuốn
tiểu thuyết Cây Biển Đen, của tác giả Seicho Matsumoto xuất bản từ năm
1960.
Tiểu thuyết kết thúc với cái chết bi thảm của hai người yêu nhau trong
khu rừng này. Họ đã cùng nhau tự kết liễu đời mình, để mãi mãi được bên
nhau.
Một tiểu thuyết khác cũng xuất bản vào năm 1960, như một sự trùng hợp,
cũng nhắc đến một người phụ nữ tự tử tại Aokigahara. Cuốn tiểu thuyết
này được chuyển thể thành một bộ phim kinh dị.
Sợ hãi với con số tự tử, nên chính quyền địa phương đã không công bố số
liệu. Theo ước đoán, thì đã có hàng ngàn người kết liễu cuộc đời tại
Rừng Tự Sát.
Thực ra, từ trước khi ra đời 2 cuốn tiểu thuyết này, hiện tượng tự tử ở
Rừng Tự Sát đã diễn ra. Do đó, chưa thể kết luận hiện tượng tự tử nhiều
là chất liệu cho cuốn tiểu thuyết, hay do cuốn tiểu thuyết mà xảy ra
hiện tượng vào rừng tự sát.
Theo truyền thuyết của hai ngôi làng ở cạnh Rừng Tự Sát, thì thực ra
chuyện tự tử ở khu rừng bắt nguồn từ tục Ubasute. Tục lệ này có từ thế
kỷ 19.
Tục lệ Ubasute từng được tranh cãi rất nhiều. Người cho là dã man, kẻ
cho là nhân đạo. Vào những năm mất mùa, đói kém, dân làng sẽ đưa những
người già, tàn tật vào trong rừng để họ chết một mình.
Người ta tin rằng, nhiều du khách đi qua khu rừng này đã nhìn thấy những bóng ma và họ bị quyến rũ bởi cái chết.
Đã có nhiều kỷ lục được ghi nhận về số vụ tự tử ở khu rừng này. Năm 1974
có tới 74 thi thể được phát hiện trong Rừng Tự Sát. Năm 2002, chính
quyền tìm thấy 78 thi thể. Kỷ lục mới được lập vào năm 2003 với con số
100 người.
Sau năm 2003, chính quyền đã ngừng công bố các con số, nhằm tránh hiện tượng kích thích người dân kéo đến tự sát.
Cánh rừng Aokigahara có nhiều hang động lạnh giá, là những điểm du lịch nổi tiếng.
Cánh rừng này toàn là đá. Những thân cây bám vào đá mọc lên, với những
bộ rễ vằn vện, bám vào đá. Trong rừng hoàn toàn không có thú, không có
tiếng chim. Khung cảnh tĩnh mịch càng hấp dẫn những người muốn chết.
Nỗ lực của chính quyền địa phương không có tác dụng, khi năm 2004, đã có 108 người tự sát.
Kinh hoàng nhất là năm 2010, có 274 người vào khu rừng này để tìm cách
chết. Rất may là lực lượng cảnh sát đã cứu sống được tới 224 người. Chỉ
có 54 người tự tử thành công.
Tình hình tự tử quá nghiêm trọng, nên chính phủ Nhật Bản phải thành
lập lực lượng cảnh sát chuyên trách. Mỗi khi thấy du khách vào rừng có
biểu hiện lạ, cảnh sát liền theo sát để bảo vệ họ.
Văn hóa người Nhật coi tự tử là phương pháp bảo vệ danh dự. Họ coi cái
chết ở khu rừng thiêng này là cách để những người còn sống tôn trọng họ.
Cuốn sách Sổ tay tự tử toàn diện của Wataru Tsurumui xuất bản
tại Nhật Bản được tìm thấy khắp nơi trong rừng, không xa những thòng
lọng hoặc các xác chết của những người tìm tới Aokigahara để quyên sinh.
Cuốn Sổ tay tự tử toàn diện ngoài việc hướng dẫn các phương thức tự tử, còn
tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ khi đề cử Aokigahara là nơi “hoàn hảo để chết”.
Những thi thể được tìm thấy, dù là mới hay chỉ còn xương sẽ được tập kết tại một trạm ở bìa rừng để an táng cho họ.
Nhiều tòa nhà được xây dựng quanh bìa rừng để lưu giữ thi thể, hài cốt của những người tự tử vô thừa nhận.
Số thi thể người tự tử ở khu rừng này ngày càng lấp đầy các tòa nhà do người dân địa phương xây dựng.