Vi khuẩn, tế bào ung thư, các tế bào bị nhiễm virus luôn bị coi là những thứ đáng sợ. Nhưng dưới bàn tay của nghệ sĩ Vik Muniz và nghiên cứu sinh bậc sau tiến sĩ Tal Danino, chúng biến hóa thành những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Tác phẩm này có tựa đề “Flowers” (những bông hoa), tạo nên từ những tế bào ung thư gan có mã Huh7.5, đang bị nhiễm virus Vaccinia. Tác giả phải trải qua quá trình 3 bước để tạo nên tác phẩm: tạo nên hình ảnh, gắn các tế bào, vi khuẩn vào ảnh, sau đó in hình ảnh ra bằng cách sử dụng kính hiển vi và kỹ thuật quang khắc (photolithography). Hình ảnh bảng mạch máy tính với rất nhiều chi tiết nhỏ nhặt cũng được tạo nên tài tình bằng cách sử dụng vi khuẩn, các tế bào bị nhiễm virus. Nhìn kỹ vào từng chi tiết trong hình ảnh, bạn có thể nhìn thấy hàng triệu tế bào riêng lẻ. Nhưng nhìn chung, nó giống như một tác phẩm nghệ thuật với chủ đề “giao thông”, với hình ảnh hàng dãy dài ô tô bị tắc dưới lòng đường. Mô hình này được tạo ra bởi vô vàn các tế bào gan, tạo thành bức tranh nghệ thuật treo tường tuyệt đẹp. Một bức ảnh cận cảnh các tế bào gan của loài chuột đã được sử dụng để làm mô hình cho các hình ảnh trước đó. Đây là tác phẩm lấy những tế bào lâu đời nhất và thường được tìm thấy nhiều nhất từ một bệnh nhân ung thư cổ tử cung (Henrietta Lacks) vào những năm 1950. Việc sử dụng các tế bào ung thư để tạo ảnh nghệ thuật làm giảm đi những suy nghĩ rất đáng sợ về căn bệnh ung thư cho nhiều người, là nhân tố truyền cảm hứng cho vẻ đẹp. Ảnh: Chân dung tự họa của nghệ sĩ Vik Muniz làm từ vi khuẩn. Chân dung tự họa của Tal Danino được chế tác từ các tế bào gan. Hai tác giả Vik Muniz (trái) và Tal Danino (phải) đứng trước tác phẩm “Flowers”. Loạt tranh nghệ thuật đặc biệt này đã được trưng bày tại nhiều quốc gia. Số tiền thu được từ các triển lãm sẽ được dùng để nghiên cứu cách chữa trị căn bệnh ung thư đang đe dọa mạng sống của rất nhiều người trên thế giới.
Vi khuẩn, tế bào ung thư, các tế bào bị nhiễm virus luôn bị coi là những thứ đáng sợ. Nhưng dưới bàn tay của nghệ sĩ Vik Muniz và nghiên cứu sinh bậc sau tiến sĩ Tal Danino, chúng biến hóa thành những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Tác phẩm này có tựa đề “Flowers” (những bông hoa), tạo nên từ những tế bào ung thư gan có mã Huh7.5, đang bị nhiễm virus Vaccinia.
Tác giả phải trải qua quá trình 3 bước để tạo nên tác phẩm: tạo nên hình ảnh, gắn các tế bào, vi khuẩn vào ảnh, sau đó in hình ảnh ra bằng cách sử dụng kính hiển vi và kỹ thuật quang khắc (photolithography).
Hình ảnh bảng mạch máy tính với rất nhiều chi tiết nhỏ nhặt cũng được tạo nên tài tình bằng cách sử dụng vi khuẩn, các tế bào bị nhiễm virus.
Nhìn kỹ vào từng chi tiết trong hình ảnh, bạn có thể nhìn thấy hàng triệu tế bào riêng lẻ. Nhưng nhìn chung, nó giống như một tác phẩm nghệ thuật với chủ đề “giao thông”, với hình ảnh hàng dãy dài ô tô bị tắc dưới lòng đường.
Mô hình này được tạo ra bởi vô vàn các tế bào gan, tạo thành bức tranh nghệ thuật treo tường tuyệt đẹp.
Một bức ảnh cận cảnh các tế bào gan của loài chuột đã được sử dụng để làm mô hình cho các hình ảnh trước đó.
Đây là tác phẩm lấy những tế bào lâu đời nhất và thường được tìm thấy nhiều nhất từ một bệnh nhân ung thư cổ tử cung (Henrietta Lacks) vào những năm 1950.
Việc sử dụng các tế bào ung thư để tạo ảnh nghệ thuật làm giảm đi những suy nghĩ rất đáng sợ về căn bệnh ung thư cho nhiều người, là nhân tố truyền cảm hứng cho vẻ đẹp. Ảnh: Chân dung tự họa của nghệ sĩ Vik Muniz làm từ vi khuẩn.
Chân dung tự họa của Tal Danino được chế tác từ các tế bào gan.
Hai tác giả Vik Muniz (trái) và Tal Danino (phải) đứng trước tác phẩm “Flowers”. Loạt tranh nghệ thuật đặc biệt này đã được trưng bày tại nhiều quốc gia. Số tiền thu được từ các triển lãm sẽ được dùng để nghiên cứu cách chữa trị căn bệnh ung thư đang đe dọa mạng sống của rất nhiều người trên thế giới.