Michael Wijaya Ishak, một thợ lặn trong khi khám phá thiên nhiên dưới đáy biển ngoài khơi đảo Kawula, Indonesia đã may mắn ghi lại được hình ảnh rất ấn tượng về một con ốc bong bóng, một loài ốc biển cực hiếm thấy.(Nguồn Sina)Ốc bong bóng có tên khoa học là Micromelo undatus, thuộc họ sên biển Aplustridae. Lớp vỏ cứng bên ngoài có màu hồng nhạt, gần như trong suốt, trên đó in họa tiết là những đường vân màu socola rất đẹp. (Nguồn Sina)Phần thân mềm rất lớn, trong suốt và phủ đầy những đốm trắng, lề của chân có một đường viền màu xanh lan rộng, bao quanh khắp. (Nguồn Sina)Dưới ánh đèn của Michael, con ốc sên này không ngừng uốn mình và thể hiện màn biến hóa cơ thể hệt như phù thủy đại dương. (Nguồn Sina)Theo tìm hiểu, những con ốc bong bóng quý hiếm này mặc dù có vỏ nhưng thường phát triển rất lớn, đến mức không thể rút toàn bộ cơ thể vào trong vỏ ốc cứng cáp. (Nguồn Sina)Vì thế, chúng buộc phải sử dụng thuật ngụy trang và tốc độ để trốn tránh kẻ thù. (Nguồn Sina)Đây là loài ốc có độc. Tuy tự thân chúng không sản sinh ra nọc độc nhưng do thường xuyên săn giết và ăn thịt những con giun độc, chất độc từ những con giun này được kết hợp vào mô của ốc bong bóng và sau đó được sử dụng để phòng vệ. (Nguồn Sina)
Michael Wijaya Ishak, một thợ lặn trong khi khám phá thiên nhiên dưới đáy biển ngoài khơi đảo Kawula, Indonesia đã may mắn ghi lại được hình ảnh rất ấn tượng về một con ốc bong bóng, một loài ốc biển cực hiếm thấy.(Nguồn Sina)
Ốc bong bóng có tên khoa học là Micromelo undatus, thuộc họ sên biển Aplustridae. Lớp vỏ cứng bên ngoài có màu hồng nhạt, gần như trong suốt, trên đó in họa tiết là những đường vân màu socola rất đẹp. (Nguồn Sina)
Phần thân mềm rất lớn, trong suốt và phủ đầy những đốm trắng, lề của chân có một đường viền màu xanh lan rộng, bao quanh khắp. (Nguồn Sina)
Dưới ánh đèn của Michael, con ốc sên này không ngừng uốn mình và thể hiện màn biến hóa cơ thể hệt như phù thủy đại dương. (Nguồn Sina)
Theo tìm hiểu, những con ốc bong bóng quý hiếm này mặc dù có vỏ nhưng thường phát triển rất lớn, đến mức không thể rút toàn bộ cơ thể vào trong vỏ ốc cứng cáp. (Nguồn Sina)
Vì thế, chúng buộc phải sử dụng thuật ngụy trang và tốc độ để trốn tránh kẻ thù. (Nguồn Sina)
Đây là loài ốc có độc. Tuy tự thân chúng không sản sinh ra nọc độc nhưng do thường xuyên săn giết và ăn thịt những con giun độc, chất độc từ những con giun này được kết hợp vào mô của ốc bong bóng và sau đó được sử dụng để phòng vệ. (Nguồn Sina)