Khá phổ biến ở Việt Nam, trúc đào là loài được trồng để làm cảnh trong công viên hoặc trồng ven đường. Hiện có hơn 400 loài trúc đào đã được đặt tên. Hoa trúc đào có mùi thơm và màu sắc sặc sỡ bắt mắt.Trúc đào có tên khoa học là Nerium oleander, cao từ 2m - 6m với cành mọc thẳng, lá mọc thành cặp và hoa màu trắng, vàng hay hồng. Trúc đào có thể chịu khô hạn khá tốt và chịu được các trận sương giá không thường xuyên.Trúc đào là một trong những loài thực vật có độc tính cao nhất với nhiều hợp chất có độc, trong đó có một số hợp chất có thể gây tử vong ở người. Tất cả bộ phận của cây đều chứa chất độc nhưng nhiều nhất tập trung ở nhựa cây.Người ta cho rằng chỉ với mộtchiếc lá trúc đào cũng có thể gây tử vong ở trẻ em khi ăn phải. Đối với người lớn, ăn 10 - 20 chiếc lá trúc đào cũng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Tất cả các loài động vật cũng bị phản ứng có hại hoặc tử vong từ loài cây đẹp nhưng nguy hiểm này.Các triệu chứng ngộ độc nhựa trúc đào bao gồm nôn mửa, tiết nhiều nước bọt, các tổn thương vùng bụng, tiêu chảy có thể lẫn hay không lẫn máu, loạn nhịp tim, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới nhợt nhạt da và lạnh,...Trúc đào được khuyến cáo không trồng ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước...) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước.Dù là cây độc nhưng trúc đào vẫn nó vẫn được sử dụng trong y học. Cụ thể, loài cây này được được sử dụng để điều trị sung huyết, cũng như được sử dụng cục bộ để điều trị các rối loạn da.
Khá phổ biến ở Việt Nam, trúc đào là loài được trồng để làm cảnh trong công viên hoặc trồng ven đường. Hiện có hơn 400 loài trúc đào đã được đặt tên. Hoa trúc đào có mùi thơm và màu sắc sặc sỡ bắt mắt.
Trúc đào có tên khoa học là Nerium oleander, cao từ 2m - 6m với cành mọc thẳng, lá mọc thành cặp và hoa màu trắng, vàng hay hồng. Trúc đào có thể chịu khô hạn khá tốt và chịu được các trận sương giá không thường xuyên.
Trúc đào là một trong những loài thực vật có độc tính cao nhất với nhiều hợp chất có độc, trong đó có một số hợp chất có thể gây tử vong ở người. Tất cả bộ phận của cây đều chứa chất độc nhưng nhiều nhất tập trung ở nhựa cây.
Người ta cho rằng chỉ với mộtchiếc lá trúc đào cũng có thể gây tử vong ở trẻ em khi ăn phải. Đối với người lớn, ăn 10 - 20 chiếc lá trúc đào cũng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Tất cả các loài động vật cũng bị phản ứng có hại hoặc tử vong từ loài cây đẹp nhưng nguy hiểm này.
Các triệu chứng ngộ độc nhựa trúc đào bao gồm nôn mửa, tiết nhiều nước bọt, các tổn thương vùng bụng, tiêu chảy có thể lẫn hay không lẫn máu, loạn nhịp tim, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới nhợt nhạt da và lạnh,...
Trúc đào được khuyến cáo không trồng ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước...) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước.
Dù là cây độc nhưng trúc đào vẫn nó vẫn được sử dụng trong y học. Cụ thể, loài cây này được được sử dụng để điều trị sung huyết, cũng như được sử dụng cục bộ để điều trị các rối loạn da.