Cây vẹt đen biết “sinh con”: Ở Việt Nam, cây vẹt đen độc lạ sống phổ biến ở các tỉnh ven biển miền Trung và rừng ngập mặn các tỉnh Nam Bộ. Điều khiến cây vẹt trở nên đặc biệt và kỳ lạ mà hiếm có loài thực vật nào làm được đó chính là khả năng “sinh con” thần kỳ của mình.
Khác với các loại cây thông thường, hạt rời cây rơi xuống đất và nảy mầm thì hạt cây vẹt lại nảy mầm thành cây con ngay trên thân cây mẹ. Khi được cây mẹ “nuôi dưỡng”, đủ khả năng tự sinh sống độc lập cây non mới tách ra khỏi thân mẹ, rơi xuống lớp bùn, cắm rễ và tự nuôi sống bản thân.Đây là một hiện tượng vô cùng hiếm gặp. Sở dĩ cây có đặc tính này cũng là để thích nghi với môi trường sinh sống ở vùng ngập mặn, nếu như sinh sản theo cách bình thường, hạt cây sẽ bị cuốn trôi, không thể bén rễ và phát triển.Cây một lá: Các cây thông thường phải có nhiều lá, nhưng cây độc lạ mang tên thanh thiên quỳ hay lan cờ chỉ có một lá. Thân rất ngắn, củ tròn to, có thể nặng tới 1,5-20g. Thẳng từ củ, chỉ mọc lên có một lá riêng lẻ sau khi hoa tàn.Cây thường mọc trong các hốc đá, trên lớp đất có nhiều thảm mục, dưới tán rừng ẩm hoặc rừng trên núi đá vôi các tỉnh phía Bắc và ở Kon Tum, Lâm Đồng.Củ của cây được dùng làm thuốc giải độc, làm mát phổi, chữa ho lâu ngày, ho lao, viêm phế quản. Nhai củ tươi có thể làm giảm khát nước, bồi dưỡng cơ thể. Do có giá trị lớn nên cây bị khai thác nhiều để bán qua biên giới.Cây bí kỳ nam (kỳ nam kiến): Điểm đặc biệt của cây kỳ nam là việc chúng “bắt tay” với côn trùng để có lợi trong việc sinh tồn. Cây có thân phình thành củ lớn, mặt ngoài sần sùi, phía bên trong là một tổ kiến theo đúng nghĩa đen với những đường hầm chằng chịt chứa đầy kiến.Quan hệ cộng sinh của cây và kiến thể hiện ở chỗ, cây cung cấp một “pháo đài” trú ẩn và nước cho kiến, trong khi kiến tha mùn và thải phân làm nguồn nuôi dương cây.Không chỉ kỳ lạ, cây này còn là dược liệu để làm thuốc. Ở nước ta, cây chỉ được tìm thấy ở các tỉnh phía Nam, nhất là vùng Tây Nguyên.Cây nắp ấm: Cây nắp ấm là một trong những giống cây leo từ Đông Nam Á. Ở Việt Nam, nó thường xuất hiện ở các vùng đầm lầy các tỉnh miền trung như Quảng Bình, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế.Cây nắp ấm có chiếc lá đặc biệt với phần cuối phình to thành cái túi, hay cái bình có nắp đậy. Bên trong thành bình có nhiều lồng tuyến tiết chất dịch rất trơn. Chất dịch này có khả năng tiêu hoá thức ăn; mép bình lại tiết dịch thơm nên thu hút sâu bọ.Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng đóng xuống để nó không thể thoát ra.Mời độc giả xem video:Dùng súng bắn chết vợ rồi khống chế 4 người làm con tin. Nguồn: THDT.
Cây vẹt đen biết “sinh con”: Ở Việt Nam, cây vẹt đen độc lạ sống phổ biến ở các tỉnh ven biển miền Trung và rừng ngập mặn các tỉnh Nam Bộ. Điều khiến cây vẹt trở nên đặc biệt và kỳ lạ mà hiếm có loài thực vật nào làm được đó chính là khả năng “sinh con” thần kỳ của mình.
Khác với các loại cây thông thường, hạt rời cây rơi xuống đất và nảy mầm thì hạt cây vẹt lại nảy mầm thành cây con ngay trên thân cây mẹ. Khi được cây mẹ “nuôi dưỡng”, đủ khả năng tự sinh sống độc lập cây non mới tách ra khỏi thân mẹ, rơi xuống lớp bùn, cắm rễ và tự nuôi sống bản thân.
Đây là một hiện tượng vô cùng hiếm gặp. Sở dĩ cây có đặc tính này cũng là để thích nghi với môi trường sinh sống ở vùng ngập mặn, nếu như sinh sản theo cách bình thường, hạt cây sẽ bị cuốn trôi, không thể bén rễ và phát triển.
Cây một lá: Các cây thông thường phải có nhiều lá, nhưng cây độc lạ mang tên thanh thiên quỳ hay lan cờ chỉ có một lá. Thân rất ngắn, củ tròn to, có thể nặng tới 1,5-20g. Thẳng từ củ, chỉ mọc lên có một lá riêng lẻ sau khi hoa tàn.
Cây thường mọc trong các hốc đá, trên lớp đất có nhiều thảm mục, dưới tán rừng ẩm hoặc rừng trên núi đá vôi các tỉnh phía Bắc và ở Kon Tum, Lâm Đồng.
Củ của cây được dùng làm thuốc giải độc, làm mát phổi, chữa ho lâu ngày, ho lao, viêm phế quản. Nhai củ tươi có thể làm giảm khát nước, bồi dưỡng cơ thể. Do có giá trị lớn nên cây bị khai thác nhiều để bán qua biên giới.
Cây bí kỳ nam (kỳ nam kiến): Điểm đặc biệt của cây kỳ nam là việc chúng “bắt tay” với côn trùng để có lợi trong việc sinh tồn. Cây có thân phình thành củ lớn, mặt ngoài sần sùi, phía bên trong là một tổ kiến theo đúng nghĩa đen với những đường hầm chằng chịt chứa đầy kiến.
Quan hệ cộng sinh của cây và kiến thể hiện ở chỗ, cây cung cấp một “pháo đài” trú ẩn và nước cho kiến, trong khi kiến tha mùn và thải phân làm nguồn nuôi dương cây.
Không chỉ kỳ lạ, cây này còn là dược liệu để làm thuốc. Ở nước ta, cây chỉ được tìm thấy ở các tỉnh phía Nam, nhất là vùng Tây Nguyên.
Cây nắp ấm: Cây nắp ấm là một trong những giống cây leo từ Đông Nam Á. Ở Việt Nam, nó thường xuất hiện ở các vùng đầm lầy các tỉnh miền trung như Quảng Bình, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế.
Cây nắp ấm có chiếc lá đặc biệt với phần cuối phình to thành cái túi, hay cái bình có nắp đậy. Bên trong thành bình có nhiều lồng tuyến tiết chất dịch rất trơn. Chất dịch này có khả năng tiêu hoá thức ăn; mép bình lại tiết dịch thơm nên thu hút sâu bọ.
Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng đóng xuống để nó không thể thoát ra.
Mời độc giả xem video:Dùng súng bắn chết vợ rồi khống chế 4 người làm con tin. Nguồn: THDT.