Dương xỉ thân gỗ đen (Cyathea medullaris) có thể mọc cao tới 18 mét, có nguồn gốc từ New Zealand. Với kích thước quá lớn, loài dương xỉ này có thể khiến nhiều người nhầm lẫn với các loài cọ, dừa.Dương xỉ thân gỗ Tasmania (Dicksonia antarctica) cao tới 10 mét, phổ biến ở đảo Tasmania và Đông Nam Australia. Loài cây này có thân mập, hình dáng hơi giống các loài tuế, là cây ưa bóng và thường mọc xen kẽ giữa các cây thân gỗ lớn.Cây ráng đại dực (Pteridium aquilinum) cao 2 mét, phân bố ở tất cả các lục địa trừ Nam Cực. Sinh trưởng mạnh mẽ nhờ các thân rễ ngầm dưới đất, loài cây này thường lụi đi vào mùa đông và nảy chồi lá mới vào mùa xuân.Dương xỉ đà điểu (Matteuccia struthiopteris) cao 1,5 mét, phân bố ở Bắc bán cầu. Loài dương xỉ này thường mọc bên bờ nước, có các lá sinh dưỡng mọc đối xứng vào mùa hè. Các lá sinh sản màu nâu xuất hiện vào mùa đông.Cây ráng vệ nữ (Adiantum capillus-veneris) cao khoảng 30 cm, phân bố rộng khắp thế giới. Loài cây này thường mọc trong các kẽ nứt của núi đá vôi hay tường đá, có lá nhỏ trong mờ màu xanh nhạt, cuống đen mảnh như sợi tóc.Cây ráng seo gà đổi màu (Pteris tricolor) cao khoảng 60 cm, có nguồn gốc từ Malaysia. Loài cây này có sự biến đổi màu sắc khác thường, từ màu tía khi lá còn non đến màu xanh óng khi phát triển đầy đủ.Cây ráng đà hoa chân sóc (Davallia trichomanoides) cao khoảng 50 cm, có nguồn gốc từ Malaysia. Là cây biểu sinh, loài dương xỉ này thường bò lan trên cây gỗ. Thân và rễ nó có vảy như lông tơ và đầu mút lá giống chân sóc.Cây tổ điều lưỡi hươu (Asplenium scolopendrium) cao khoảng 60 cm, mọc hoang ở châu Âu, Tây Á và Bắc Mỹ, ngày nay được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Lá loài cây này không phân thủy mà có hình dải sáng bóng.Cây ổ rồng (Platycerium bifurcatum) dài khoảng 90 cm, được tìm thấy ở Indonesia và Australia. Loài dương xỉ hình thù kỳ lạ này này mọc trên các thân cây gỗ, có lá sinh dưỡng hình quả thận và lá sinh sản tỏa rộng dạng gạc hươu.Bèo hoa dâu (Azolla filiculoides) dài khoảng 1,5 cm, là loài dương xỉ nổi trên mặt nước, có lá mọc ken sát thành thảm, nhanh chóng lan rộng trên bề mặt ao hồ. Nó phổ biến ở các vùng khí hậu ấm nóng trên thế giới.Bèo ong (Salvinia natans) rộng khoảng 2cm, thường tạo thành thảm dày trên mặt nước ở khắp vùng nhiệt đới. Loài dương xỉ thủy sinh này có lá nhỏ hình trái xoan phủ lông tơ chống thấm nước.Cỏ bợ đầm lầy (Pilularia globulifera) cao khoảng 10 cm, thường mọc thành lùm trông như búi cỏ ở Tây Âu. Bào tử của loài dương xỉ này phát triển trên mặt đất trong các nang có hình viên tròn.Quyết lá thông (Psilotum nudum) cao khoảng 60 cm, là một họ hàng nguyên thủy của dương xỉ. Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, loài thực vật này có thân không lá dạng chồi, trên đó là các bảo tử trông như quả mọng.Cỏ tháp bút (Equisetum arvense) cao khoảng 80 cm, phổ biến ở Bắc bán cầu, có quan hệ gần với dương xỉ. Chúng có thân rễ màu đen lan dưới mặt đất đâm lên những chồi rỗng, trên đó là các cành màu xanh tươi mọc thành vòng đối xứng.Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.
Dương xỉ thân gỗ đen (Cyathea medullaris) có thể mọc cao tới 18 mét, có nguồn gốc từ New Zealand. Với kích thước quá lớn, loài dương xỉ này có thể khiến nhiều người nhầm lẫn với các loài cọ, dừa.
Dương xỉ thân gỗ Tasmania (Dicksonia antarctica) cao tới 10 mét, phổ biến ở đảo Tasmania và Đông Nam Australia. Loài cây này có thân mập, hình dáng hơi giống các loài tuế, là cây ưa bóng và thường mọc xen kẽ giữa các cây thân gỗ lớn.
Cây ráng đại dực (Pteridium aquilinum) cao 2 mét, phân bố ở tất cả các lục địa trừ Nam Cực. Sinh trưởng mạnh mẽ nhờ các thân rễ ngầm dưới đất, loài cây này thường lụi đi vào mùa đông và nảy chồi lá mới vào mùa xuân.
Dương xỉ đà điểu (Matteuccia struthiopteris) cao 1,5 mét, phân bố ở Bắc bán cầu. Loài dương xỉ này thường mọc bên bờ nước, có các lá sinh dưỡng mọc đối xứng vào mùa hè. Các lá sinh sản màu nâu xuất hiện vào mùa đông.
Cây ráng vệ nữ (Adiantum capillus-veneris) cao khoảng 30 cm, phân bố rộng khắp thế giới. Loài cây này thường mọc trong các kẽ nứt của núi đá vôi hay tường đá, có lá nhỏ trong mờ màu xanh nhạt, cuống đen mảnh như sợi tóc.
Cây ráng seo gà đổi màu (Pteris tricolor) cao khoảng 60 cm, có nguồn gốc từ Malaysia. Loài cây này có sự biến đổi màu sắc khác thường, từ màu tía khi lá còn non đến màu xanh óng khi phát triển đầy đủ.
Cây ráng đà hoa chân sóc (Davallia trichomanoides) cao khoảng 50 cm, có nguồn gốc từ Malaysia. Là cây biểu sinh, loài dương xỉ này thường bò lan trên cây gỗ. Thân và rễ nó có vảy như lông tơ và đầu mút lá giống chân sóc.
Cây tổ điều lưỡi hươu (Asplenium scolopendrium) cao khoảng 60 cm, mọc hoang ở châu Âu, Tây Á và Bắc Mỹ, ngày nay được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Lá loài cây này không phân thủy mà có hình dải sáng bóng.
Cây ổ rồng (Platycerium bifurcatum) dài khoảng 90 cm, được tìm thấy ở Indonesia và Australia. Loài dương xỉ hình thù kỳ lạ này này mọc trên các thân cây gỗ, có lá sinh dưỡng hình quả thận và lá sinh sản tỏa rộng dạng gạc hươu.
Bèo hoa dâu (Azolla filiculoides) dài khoảng 1,5 cm, là loài dương xỉ nổi trên mặt nước, có lá mọc ken sát thành thảm, nhanh chóng lan rộng trên bề mặt ao hồ. Nó phổ biến ở các vùng khí hậu ấm nóng trên thế giới.
Bèo ong (Salvinia natans) rộng khoảng 2cm, thường tạo thành thảm dày trên mặt nước ở khắp vùng nhiệt đới. Loài dương xỉ thủy sinh này có lá nhỏ hình trái xoan phủ lông tơ chống thấm nước.
Cỏ bợ đầm lầy (Pilularia globulifera) cao khoảng 10 cm, thường mọc thành lùm trông như búi cỏ ở Tây Âu. Bào tử của loài dương xỉ này phát triển trên mặt đất trong các nang có hình viên tròn.
Quyết lá thông (Psilotum nudum) cao khoảng 60 cm, là một họ hàng nguyên thủy của dương xỉ. Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, loài thực vật này có thân không lá dạng chồi, trên đó là các bảo tử trông như quả mọng.
Cỏ tháp bút (Equisetum arvense) cao khoảng 80 cm, phổ biến ở Bắc bán cầu, có quan hệ gần với dương xỉ. Chúng có thân rễ màu đen lan dưới mặt đất đâm lên những chồi rỗng, trên đó là các cành màu xanh tươi mọc thành vòng đối xứng.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.