Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào. Bạch tuộc có thể điều khiển đồ vật, giải toán khó, giao tiếp với loài khác khiến một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng đến từ ngoài hành tinh.Có khoảng 300 loài bạch tuộc đã được các nhà khoa học phát hiện trong thế giới đại dương rộng lớn. Và loài động vật không xương sống này cũng ẩn chứa rất nhiều điều thú vị khiến các nhà khoa học không khỏi kinh ngạc.Các xúc tu chứa 2/3 các nơ-ron của bạch tuộc. Điều này có nghĩa là đám này có thể bán tự trị. Chúng có thể xem là một đám rắn được huấn luyện hơn là các tứ chi có thể kiểm soát được. Bạn có thể bảo chúng làm gì đó, nhưng chúng có làm hay không lại là chuyện khác.Đầu của bạch tuộc chính là phần thân của nó, bên trong đó chứa tất cả những cơ quan nội tạng quan trọng bao gồm cả 3 trái tim, 2 tim bơm máu cho mang, còn 1 tim sẽ bơm máu đi toàn bộ cơ thể.Máu của bạch tuộc có màu xanh nhạt. Thị lực của bạch tuộc rất tốt nhưng tiếc thay chúng lại bị điếc.Những xúc tu trên tua của bạch tuộc có tác dụng giống như giác hút giúp bạch tuộc có thể giữ chặt con mồi đồng thời những xúc tu này còn giúp bạch tuộc xác định được địa hình và hình dạng của những thứ nó bám vào. Đặc biệt nó có thể mọc lại khi bị đứt.Một con bạch tuộc đã tự kết liễu mình bằng cách bật mở nút xả nước vào ban đêm. Người ta cho rằng nó không thể chịu đựng nỗi chán nản trong bể nước nữa. Bạch tuộc không thích bị giam cầm – chúng tự ăn các xúc tu của mình khi bị trầm cảm.Các nhà khoa học đã khám phá được bạch tuộc có khả năng nhớ trong ngắn hạn và dài hạn. Chúng có thể phân biệt được hình dạng, bắt chước được mọi hoạt động của vật thể sau khi quan sát.Các nhà khoa học cho rằng, cuộc sống của bạch tuộc cũng gần giống với cá hồi. Chúng không thể sống được lâu sau khi giao phối. Những con đực thường chết sau 1 vài tháng kể từ khi đưa bọc tinh trùng của mình vào con cái.Giống như tắc kè hoa, bạch tuộc có khả năng biến đối màu sắc cơ thể thích nghi với điều kiện môi trường xung quanh để có thể lẩn tránh kẻ thù một cách hoàn hảo nhất.Do bạch tuộc quá thông minh, rất nhiều đất nước đã cấm không được phẫu thuật bạch tuộc mà không gây mê. Chúng được xem như những động vật có xương sống "danh dự" vì “những bằng chứng khoa học thể hiện khả năng nếm trải và chịu đựng đau đớn, đau khổ và những hậu quả lâu dài”.Bạch tuộc là động vật không xương sống duy nhất đã biết sử dụng dụng cụ – có một loài mang vỏ dừa để bảo vệ bản thân.Mời bạn đọc xem video: Ăn cua mặt quỷ, một người bị ngộ độc nguy kịch | VTV24
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào. Bạch tuộc có thể điều khiển đồ vật, giải toán khó, giao tiếp với loài khác khiến một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng đến từ ngoài hành tinh.
Có khoảng 300 loài bạch tuộc đã được các nhà khoa học phát hiện trong thế giới đại dương rộng lớn. Và loài động vật không xương sống này cũng ẩn chứa rất nhiều điều thú vị khiến các nhà khoa học không khỏi kinh ngạc.
Các xúc tu chứa 2/3 các nơ-ron của bạch tuộc. Điều này có nghĩa là đám này có thể bán tự trị. Chúng có thể xem là một đám rắn được huấn luyện hơn là các tứ chi có thể kiểm soát được. Bạn có thể bảo chúng làm gì đó, nhưng chúng có làm hay không lại là chuyện khác.
Đầu của bạch tuộc chính là phần thân của nó, bên trong đó chứa tất cả những cơ quan nội tạng quan trọng bao gồm cả 3 trái tim, 2 tim bơm máu cho mang, còn 1 tim sẽ bơm máu đi toàn bộ cơ thể.
Máu của bạch tuộc có màu xanh nhạt. Thị lực của bạch tuộc rất tốt nhưng tiếc thay chúng lại bị điếc.
Những xúc tu trên tua của bạch tuộc có tác dụng giống như giác hút giúp bạch tuộc có thể giữ chặt con mồi đồng thời những xúc tu này còn giúp bạch tuộc xác định được địa hình và hình dạng của những thứ nó bám vào. Đặc biệt nó có thể mọc lại khi bị đứt.
Một con bạch tuộc đã tự kết liễu mình bằng cách bật mở nút xả nước vào ban đêm. Người ta cho rằng nó không thể chịu đựng nỗi chán nản trong bể nước nữa. Bạch tuộc không thích bị giam cầm – chúng tự ăn các xúc tu của mình khi bị trầm cảm.
Các nhà khoa học đã khám phá được bạch tuộc có khả năng nhớ trong ngắn hạn và dài hạn. Chúng có thể phân biệt được hình dạng, bắt chước được mọi hoạt động của vật thể sau khi quan sát.
Các nhà khoa học cho rằng, cuộc sống của bạch tuộc cũng gần giống với cá hồi. Chúng không thể sống được lâu sau khi giao phối. Những con đực thường chết sau 1 vài tháng kể từ khi đưa bọc tinh trùng của mình vào con cái.
Giống như tắc kè hoa, bạch tuộc có khả năng biến đối màu sắc cơ thể thích nghi với điều kiện môi trường xung quanh để có thể lẩn tránh kẻ thù một cách hoàn hảo nhất.
Do bạch tuộc quá thông minh, rất nhiều đất nước đã cấm không được phẫu thuật bạch tuộc mà không gây mê. Chúng được xem như những động vật có xương sống "danh dự" vì “những bằng chứng khoa học thể hiện khả năng nếm trải và chịu đựng đau đớn, đau khổ và những hậu quả lâu dài”.
Bạch tuộc là động vật không xương sống duy nhất đã biết sử dụng dụng cụ – có một loài mang vỏ dừa để bảo vệ bản thân.