Cụm từ “manzanita de la Muerte” có nghĩa là “quả táo thần chết”, nghe có vẻ giống với quả táo người mẹ kế từng cho nàng Bạch Tuyết ăn trong câu chuyện cổ tích ngày xưa. Điều khác biệt là nó không cần đến câu thần chú để biến thành táo độc bởi đơn giản nó là quả của một loài cây đáng sợ, nguy hiểm nhất thế giới. (Ảnh: Hans Hillewaert)Cây táo tử thần sinh trưởng tại miền Nam Florida, khu vực Caribbean, Trung Mỹ và khu vực phía Bắc Nam Mỹ. Loài cây tán rộng này có lá hình ovan màu xanh sáng bóng. Táo tử thần mọc theo dạng những bụi cây nhưng cao hơn những bụi cây thông thường và có thể cao tới hơn 15 mét. Biển cấm chạm vào cây màu đỏ cảnh báo mọi người về mức độ nguy hiểm của cây táo tử thần. Táo tử thần độc tới mức nó thường bị treo biển cấm màu đỏ. (Ảnh: Scott Hughes/Flickr)Thân cây có lớp vỏ màu nâu xám, quả của nó giống như những quả táo dại nhỏ màu xanh, có mùi thơm dịu ngọt và rất hấp dẫn. Tuy nhiên, tất cả mọi bộ phận của loại cây này – từ vỏ và nhựa cây cho tới lá và quả - đều vô cùng độc và có thể gây chết người. Ngoài ra, một số hợp chất của cây táo tử thần có thể gây ung thư. Cây có nhựa màu trắng và có khả năng ăn mòn rất cao. (Ảnh: Adriano Leite)Theo David Nellis, tác giả cuốn Những loài cây và động vật có độc tại Florida và Caribbean, mọi người có thể bị “những triệu chứng như phát ban và đau đầu cho tới viêm da cấp tính, các vấn đề về hô hấp và bị mù tạm thời” nếu chạm vào nhựa cây này. Các du khách cũng được cảnh báo không đứng trú dưới gốc cây táo tử thần khi trời mưa bởi vì ngay cả những giọt mưa khi rơi xuyên qua tán cây, tiếp xúc với lá và cành cây, cũng có thể gây bỏng. (Ảnh: Timothy Taylor)Trong thế kỷ thứ 16, những thổ dân Florida đã trừng phạt và tra tấn những kẻ xâm lược đến từ Tây Ban Nha bằng cách buộc họ phải đứng dưới những gốc cây táo tử thần khi trời mưa, khiến họ bị bỏng và mù mắt. Ngoài ra, những người thổ dân này cũng dùng nhựa cây táo tử thần để tẩm độc các mũi tên và ngọn giáo của mình. Truyền thuyết kể lại rằng, vào năm 1521, một chỉ huy người Tây Ban Nha là Juan Ponce de Leon đã chết bởi một mũi tên bắn vào chân. Năm đó, khi đội quân Tây Ban Nha quay trở lại Florida với mục đích biến bán đảo này trở thành thuộc địa của mình, những người thổ dân ở đây đã chiến đấu và chống trả quyết liệt. (Ảnh: Elite Readers)Họ tẩm nhựa cây táo tử thần vào đầu các mũi tên của mình. Và trong cuộc chiến, một trong những mũi tên đó đã ghim vào đùi của Ponce de Leon. Anh ta và các binh lính của mình đã bỏ chạy tới Cuba nhưng cuối cùng đã thiệt mạng vì không thể chữa trị được vết thương. Vỏ của loại cây này cũng rất nguy hiểm và người ta cảnh báo các du khách không được đốt hoặc chặt gỗ của cây này. Khói và mạt cưa có thể làm bỏng da, mắt và phổi. (Ảnh: Dick Culbert/Flickr)Thực tế là quả của nó không rụng quá xa cây. Tuy quả của cây táo tử thần có thể ít nguy hiểm hơn các bộ phận khác của cây nhưng cho dù chỉ ăn một miếng nhỏ “manzanita de la Muerte” – tên quả được Christopher Columbus đặt – cũng có thể gây nguy hại. Việc ăn loại táo tử thần này có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, chảy máu và bị bỏng cũng như bị sưng mồm và họng. Nếu ăn nhiều quả này có thể gây ra tử vong, mặc dù các số liệu tử vong vì ăn loại quả này không nhiều lắm. (Ảnh: Zipline Thomas)Từ xưa những người thổ dân ở Florida đã biết dùng nhựa cây tẩm độc mũi tên, ngọn giáo chống quân xâm lược Tây Ban Nha. (Ảnh: North Wind Press Poster)Tuy nhiên, bất chấp những đặc tính nguy hiểm nêu trên, cây táo tử thần cũng mang lại một số lợi ích nếu biết xử lý đúng cách. Nhiều thế kỷ qua, những người thợ mộc đã sử dụng gỗ của nó để làm đồ nội thất. Họ xẻ gỗ một cách cẩn thận và hong khô dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ độc tố của nó. Những người dân bản xứ lấy chất keo từ vỏ cây và theo họ chất này có thể chữa được bệnh phù nề, và quả khô của nó được dùng như một loại thuốc lợi tiểu. Ở Jamaica, keo của cây táo tử thần được dùng để chữa trị nhiều bệnh hoa liễu khác nhau. Mặc dù những lợi ích của cây táo tử thần dường như lớn hơn so với những mối nguy hiểm mà nó mang lại, nhưng vì con người muốn trừ bỏ mối đe dọa này nên hiện nay nó là một trong số những loại cây có nguy cơ bị tuyệt chủng. (Ảnh: Zipline Thomas)
Cụm từ “manzanita de la Muerte” có nghĩa là “quả táo thần chết”, nghe có vẻ giống với quả táo người mẹ kế từng cho nàng Bạch Tuyết ăn trong câu chuyện cổ tích ngày xưa. Điều khác biệt là nó không cần đến câu thần chú để biến thành táo độc bởi đơn giản nó là quả của một loài cây đáng sợ, nguy hiểm nhất thế giới. (Ảnh: Hans Hillewaert)
Cây táo tử thần sinh trưởng tại miền Nam Florida, khu vực Caribbean, Trung Mỹ và khu vực phía Bắc Nam Mỹ. Loài cây tán rộng này có lá hình ovan màu xanh sáng bóng. Táo tử thần mọc theo dạng những bụi cây nhưng cao hơn những bụi cây thông thường và có thể cao tới hơn 15 mét. Biển cấm chạm vào cây màu đỏ cảnh báo mọi người về mức độ nguy hiểm của cây táo tử thần. Táo tử thần độc tới mức nó thường bị treo biển cấm màu đỏ. (Ảnh: Scott Hughes/Flickr)
Thân cây có lớp vỏ màu nâu xám, quả của nó giống như những quả táo dại nhỏ màu xanh, có mùi thơm dịu ngọt và rất hấp dẫn. Tuy nhiên, tất cả mọi bộ phận của loại cây này – từ vỏ và nhựa cây cho tới lá và quả - đều vô cùng độc và có thể gây chết người. Ngoài ra, một số hợp chất của cây táo tử thần có thể gây ung thư. Cây có nhựa màu trắng và có khả năng ăn mòn rất cao. (Ảnh: Adriano Leite)
Theo David Nellis, tác giả cuốn Những loài cây và động vật có độc tại Florida và Caribbean, mọi người có thể bị “những triệu chứng như phát ban và đau đầu cho tới viêm da cấp tính, các vấn đề về hô hấp và bị mù tạm thời” nếu chạm vào nhựa cây này. Các du khách cũng được cảnh báo không đứng trú dưới gốc cây táo tử thần khi trời mưa bởi vì ngay cả những giọt mưa khi rơi xuyên qua tán cây, tiếp xúc với lá và cành cây, cũng có thể gây bỏng. (Ảnh: Timothy Taylor)
Trong thế kỷ thứ 16, những thổ dân Florida đã trừng phạt và tra tấn những kẻ xâm lược đến từ Tây Ban Nha bằng cách buộc họ phải đứng dưới những gốc cây táo tử thần khi trời mưa, khiến họ bị bỏng và mù mắt. Ngoài ra, những người thổ dân này cũng dùng nhựa cây táo tử thần để tẩm độc các mũi tên và ngọn giáo của mình. Truyền thuyết kể lại rằng, vào năm 1521, một chỉ huy người Tây Ban Nha là Juan Ponce de Leon đã chết bởi một mũi tên bắn vào chân. Năm đó, khi đội quân Tây Ban Nha quay trở lại Florida với mục đích biến bán đảo này trở thành thuộc địa của mình, những người thổ dân ở đây đã chiến đấu và chống trả quyết liệt. (Ảnh: Elite Readers)
Họ tẩm nhựa cây táo tử thần vào đầu các mũi tên của mình. Và trong cuộc chiến, một trong những mũi tên đó đã ghim vào đùi của Ponce de Leon. Anh ta và các binh lính của mình đã bỏ chạy tới Cuba nhưng cuối cùng đã thiệt mạng vì không thể chữa trị được vết thương. Vỏ của loại cây này cũng rất nguy hiểm và người ta cảnh báo các du khách không được đốt hoặc chặt gỗ của cây này. Khói và mạt cưa có thể làm bỏng da, mắt và phổi. (Ảnh: Dick Culbert/Flickr)
Thực tế là quả của nó không rụng quá xa cây. Tuy quả của cây táo tử thần có thể ít nguy hiểm hơn các bộ phận khác của cây nhưng cho dù chỉ ăn một miếng nhỏ “manzanita de la Muerte” – tên quả được Christopher Columbus đặt – cũng có thể gây nguy hại. Việc ăn loại táo tử thần này có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, chảy máu và bị bỏng cũng như bị sưng mồm và họng. Nếu ăn nhiều quả này có thể gây ra tử vong, mặc dù các số liệu tử vong vì ăn loại quả này không nhiều lắm. (Ảnh: Zipline Thomas)
Từ xưa những người thổ dân ở Florida đã biết dùng nhựa cây tẩm độc mũi tên, ngọn giáo chống quân xâm lược Tây Ban Nha. (Ảnh: North Wind Press Poster)
Tuy nhiên, bất chấp những đặc tính nguy hiểm nêu trên, cây táo tử thần cũng mang lại một số lợi ích nếu biết xử lý đúng cách. Nhiều thế kỷ qua, những người thợ mộc đã sử dụng gỗ của nó để làm đồ nội thất. Họ xẻ gỗ một cách cẩn thận và hong khô dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ độc tố của nó. Những người dân bản xứ lấy chất keo từ vỏ cây và theo họ chất này có thể chữa được bệnh phù nề, và quả khô của nó được dùng như một loại thuốc lợi tiểu. Ở Jamaica, keo của cây táo tử thần được dùng để chữa trị nhiều bệnh hoa liễu khác nhau. Mặc dù những lợi ích của cây táo tử thần dường như lớn hơn so với những mối nguy hiểm mà nó mang lại, nhưng vì con người muốn trừ bỏ mối đe dọa này nên hiện nay nó là một trong số những loại cây có nguy cơ bị tuyệt chủng. (Ảnh: Zipline Thomas)