Trong lịch sử thế giới, có ít nhất một lần những suy nghĩ lo sợ về nhật thực toàn phần giúp ngăn chặn một cuộc chiến tranh khủng khiếp của con người. Đó là năm 585 trước Công nguyên, trên lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, người Lydian và người Medes đang xảy ra chiến tranh thì nhật thực toàn phần xuất hiện khiến họ phải hạ vũ khí.Nhờ lý do đó, các sử gia gọi đây là “cuộc chiến nhật thực”. Nguyên nhân vì cả 2 phe đều cho đây là điềm báo xấu nên buông vũ khí và hòa bình được lập lại.Năm 1560 đã xuất hiện nhật thực một phần xảy ra vào đúng ngày 21/8. Lúc đó, cậu bé 13 tuổi Tycho Brahe được hiện tượng này truyền cảm hứng và quyết định phải tạo ra công cụ giúp quan sát bầu trời tốt hơn.Bằng những nguồn kiến thức mà chỉ có địa vị quý tộc mới được tiếp cận, ông đã chế tạo nên một thiết bị dạng kính thiên văn với kích thước lớn nhất thời bấy giờ để quan sát bầu trời tốt nhất. Tycho Brahe sau này trở thành nhà thiên văn học, chiêm tinh học nổi tiếng với công sáng lập ra bộ môn thiên văn học quan sát. Nếu không có phát minh của Brahe và sâu xa hơn là lần quan sát nhật thực hồi nhỏ của ông thì có lẽ, các quy luật chuyển động hành tinh sẽ không có điều kiện ra đời. Bởi thế, có thể nói nhật thực là động cơ khơi mào cho sự ra đời của nhiều phát kiến sau này.Nhật thực ngày 29/5/1919 là một trong những lần nhật thực tuyệt vời nhất thế kỷ 20 và đáng kinh ngạc nhất mọi thời đại. Nó giúp chúng ta phát hiện rằng ý tưởng về không thời gian bị bẻ cong của Einstein là đúng.Trước đó 4 năm, tức là vào năm 1915, Einstein đưa ra dự đoán rằng lực hấp dẫn có thể bẻ cong không gian quanh nó. Và tới 1919, người ta phát hiện ra những bằng chứng đầu tiên củng cố cho lập luận đó.Thông qua các nghiên cứu về ảnh chụp, các chuyên gia nhận thấy, thứ khổng lồ như Mặt Trời không chỉ bẻ cong được ánh sáng mà cả không gian cũng bị uốn cong.Chính sự kiện này đã góp phần đưa Einstein lên đỉnh cao của sự nổi tiếng và cho tới bây giờ, ông vẫn giữ vững ngôi vị một trong những nhà khoa học có sức ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20.Theo ghi chép trong kinh thánh, khi Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự bầu trời bỗng trở nên đen tối nhiều tiếng. Người ta cho rằng, đây chính là dấu hiệu của một thời kỳ tối tăm tiếp diễn sau sự kiện đó.Các nhà sử học sau này đã dùng các kiến thức thiên văn học hiện đại để xác định thời điểm chúa Jesus tử nạn trong mối liên hệ với nhật thực. Có nghiên cứu cho rằng, đó có thể là một cơn nhật thực kéo dài 1 phút 59 giây xảy ra vào năm 29 SCN, hoặc, nhật thực khác kéo dài tận 4 phút 6 giây xảy ra vào năm 33 SCN, cũng đồng thời là đánh dấu cái chết của Chúa Jesus.Trong kinh Koran đã đề cập tới nhật thực trước sự ra đời của Mohammed. Các sử gia sau này cho rằng đó là lần nhật thực kéo dài 3 phút 17 giây vào năm 569. Sử sách của tôn giáo này cũng từng ghi nhận lại lúc con của Mohammed là Ibrahim qua đời thì nhật thực cũng xuất hiện và kéo dài 1 phút 40 giây.Mời các bạn xem video: 7 hiện tượng thiên nhiên bí ẩn gây tò mò nhất. Nguồn: Neews
Trong lịch sử thế giới, có ít nhất một lần những suy nghĩ lo sợ về nhật thực toàn phần giúp ngăn chặn một cuộc chiến tranh khủng khiếp của con người. Đó là năm 585 trước Công nguyên, trên lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, người Lydian và người Medes đang xảy ra chiến tranh thì nhật thực toàn phần xuất hiện khiến họ phải hạ vũ khí.
Nhờ lý do đó, các sử gia gọi đây là “cuộc chiến nhật thực”. Nguyên nhân vì cả 2 phe đều cho đây là điềm báo xấu nên buông vũ khí và hòa bình được lập lại.
Năm 1560 đã xuất hiện nhật thực một phần xảy ra vào đúng ngày 21/8. Lúc đó, cậu bé 13 tuổi Tycho Brahe được hiện tượng này truyền cảm hứng và quyết định phải tạo ra công cụ giúp quan sát bầu trời tốt hơn.
Bằng những nguồn kiến thức mà chỉ có địa vị quý tộc mới được tiếp cận, ông đã chế tạo nên một thiết bị dạng kính thiên văn với kích thước lớn nhất thời bấy giờ để quan sát bầu trời tốt nhất.
Tycho Brahe sau này trở thành nhà thiên văn học, chiêm tinh học nổi tiếng với công sáng lập ra bộ môn thiên văn học quan sát. Nếu không có phát minh của Brahe và sâu xa hơn là lần quan sát nhật thực hồi nhỏ của ông thì có lẽ, các quy luật chuyển động hành tinh sẽ không có điều kiện ra đời. Bởi thế, có thể nói nhật thực là động cơ khơi mào cho sự ra đời của nhiều phát kiến sau này.
Nhật thực ngày 29/5/1919 là một trong những lần nhật thực tuyệt vời nhất thế kỷ 20 và đáng kinh ngạc nhất mọi thời đại. Nó giúp chúng ta phát hiện rằng ý tưởng về không thời gian bị bẻ cong của Einstein là đúng.
Trước đó 4 năm, tức là vào năm 1915, Einstein đưa ra dự đoán rằng lực hấp dẫn có thể bẻ cong không gian quanh nó. Và tới 1919, người ta phát hiện ra những bằng chứng đầu tiên củng cố cho lập luận đó.
Thông qua các nghiên cứu về ảnh chụp, các chuyên gia nhận thấy, thứ khổng lồ như Mặt Trời không chỉ bẻ cong được ánh sáng mà cả không gian cũng bị uốn cong.
Chính sự kiện này đã góp phần đưa Einstein lên đỉnh cao của sự nổi tiếng và cho tới bây giờ, ông vẫn giữ vững ngôi vị một trong những nhà khoa học có sức ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20.
Theo ghi chép trong kinh thánh, khi Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự bầu trời bỗng trở nên đen tối nhiều tiếng. Người ta cho rằng, đây chính là dấu hiệu của một thời kỳ tối tăm tiếp diễn sau sự kiện đó.
Các nhà sử học sau này đã dùng các kiến thức thiên văn học hiện đại để xác định thời điểm chúa Jesus tử nạn trong mối liên hệ với nhật thực. Có nghiên cứu cho rằng, đó có thể là một cơn nhật thực kéo dài 1 phút 59 giây xảy ra vào năm 29 SCN, hoặc, nhật thực khác kéo dài tận 4 phút 6 giây xảy ra vào năm 33 SCN, cũng đồng thời là đánh dấu cái chết của Chúa Jesus.
Trong kinh Koran đã đề cập tới nhật thực trước sự ra đời của Mohammed. Các sử gia sau này cho rằng đó là lần nhật thực kéo dài 3 phút 17 giây vào năm 569. Sử sách của tôn giáo này cũng từng ghi nhận lại lúc con của Mohammed là Ibrahim qua đời thì nhật thực cũng xuất hiện và kéo dài 1 phút 40 giây.