Bãi biển Glass nằm ở vịnh Ussuri, gần thành phố Vladivostok, Nga là một trong những bãi biển kỳ lạ nhất thế giới. Thay vì dải cát trắng, hoặc vàng chạy dọc bờ biển cùng làn nước xanh thường thấy, Glass lại lấp lánh màu sắc của những viên “đá cuội thủy tinh”. Ảnh: Anna Pozharskaya/The Siberian Times.Nơi đây từng là bãi phế thải, tập trung nhiều chai lọ thủy tinh, chủ yếu là vodka cũ, rượu vang và chai bia cùng với đồ gốm trong thời kỳ Xô viết. Ảnh: The Siberian Times.Sóng và thủy triều đã làm vỡ những chai này. Theo thời gian, những cạnh sắc được bào mòn, trở nên tròn trịa như những viên đá cuội nhỏ. Ảnh: The Siberian Times.Bãi biển Glass dần trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch chính của cảng Vladivostok. Ảnh: The Siberian Times.Tuy nhiên, các chuyên gia đang cảnh báo rằng bãi biển lấp lánh “những viên đá quý” đầy màu sắc này có nguy cơ sẽ biến mất trong vòng chưa đầy một thế hệ nữa. Ảnh: The Siberian Times.Theo giáo sư Petr Brovko, thuộc Đại học Quốc gia Viễn Đông, người đã dày công nghiên cứu về bãi biển Glass, bãi biển giống như món quà của thiên nhiên, là cách mà thiên nhiên sửa chữa sai lầm vứt rác thải của con người. Ảnh: The Siberian Times.Glass thu hút rất đông du khách vào mỗi mùa hè, nhưng bãi biển với những viên cuội lấp lánh như đá quý có thể biến mất mãi mãi, chỉ trong hai thập kỷ nữa. Một lý do là du khách lấy về làm quà lưu niệm. Ảnh: The Siberian Times.Tuy nhiên, vấn đề không chỉ đơn giản là việc mất cắp đồ trang sức thủy tinh. Yếu tố tự nhiên cũng góp phần tạo nên nguy cơ này. Ảnh: The Siberian Times.Giáo sư thuộc Đại học Quốc gia Viễn Đông cho biết sóng, gió sẽ bào mòn dần vẻ ngoài lấp lánh của bãi biển. “Có thể thấy rằng viên cuội thủy tinh hôm nay đã nhỏ hơn rất nhiều so với 20 năm trước”, Petr Brovko nói. Ảnh: The Siberian TimesGiáo sư Petr Brovko lo lắng rằng chỉ sau một thời gian ngắn nữa, bãi biển này sẽ chỉ còn trơ lại cát sỏi, giống như bao bãi biển khác trên thế giới, trừ khi có thêm những chai thủy tinh mới được đổ ra đây. Tuy nhiên, hiện chính phủ không có kế hoạch cho việc này. Ảnh: Yulina Savkina/The Siberian Times.
Bãi biển Glass nằm ở vịnh Ussuri, gần thành phố Vladivostok, Nga là một trong những bãi biển kỳ lạ nhất thế giới. Thay vì dải cát trắng, hoặc vàng chạy dọc bờ biển cùng làn nước xanh thường thấy, Glass lại lấp lánh màu sắc của những viên “đá cuội thủy tinh”. Ảnh: Anna Pozharskaya/The Siberian Times.
Nơi đây từng là bãi phế thải, tập trung nhiều chai lọ thủy tinh, chủ yếu là vodka cũ, rượu vang và chai bia cùng với đồ gốm trong thời kỳ Xô viết. Ảnh: The Siberian Times.
Sóng và thủy triều đã làm vỡ những chai này. Theo thời gian, những cạnh sắc được bào mòn, trở nên tròn trịa như những viên đá cuội nhỏ. Ảnh: The Siberian Times.
Bãi biển Glass dần trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch chính của cảng Vladivostok. Ảnh: The Siberian Times.
Tuy nhiên, các chuyên gia đang cảnh báo rằng bãi biển lấp lánh “những viên đá quý” đầy màu sắc này có nguy cơ sẽ biến mất trong vòng chưa đầy một thế hệ nữa. Ảnh: The Siberian Times.
Theo giáo sư Petr Brovko, thuộc Đại học Quốc gia Viễn Đông, người đã dày công nghiên cứu về bãi biển Glass, bãi biển giống như món quà của thiên nhiên, là cách mà thiên nhiên sửa chữa sai lầm vứt rác thải của con người. Ảnh: The Siberian Times.
Glass thu hút rất đông du khách vào mỗi mùa hè, nhưng bãi biển với những viên cuội lấp lánh như đá quý có thể biến mất mãi mãi, chỉ trong hai thập kỷ nữa. Một lý do là du khách lấy về làm quà lưu niệm. Ảnh: The Siberian Times.
Tuy nhiên, vấn đề không chỉ đơn giản là việc mất cắp đồ trang sức thủy tinh. Yếu tố tự nhiên cũng góp phần tạo nên nguy cơ này. Ảnh: The Siberian Times.
Giáo sư thuộc Đại học Quốc gia Viễn Đông cho biết sóng, gió sẽ bào mòn dần vẻ ngoài lấp lánh của bãi biển. “Có thể thấy rằng viên cuội thủy tinh hôm nay đã nhỏ hơn rất nhiều so với 20 năm trước”, Petr Brovko nói. Ảnh: The Siberian Times
Giáo sư Petr Brovko lo lắng rằng chỉ sau một thời gian ngắn nữa, bãi biển này sẽ chỉ còn trơ lại cát sỏi, giống như bao bãi biển khác trên thế giới, trừ khi có thêm những chai thủy tinh mới được đổ ra đây. Tuy nhiên, hiện chính phủ không có kế hoạch cho việc này. Ảnh: Yulina Savkina/The Siberian Times.