Argonaut là một loài bạch tuộc khá hiếm và kỳ lạ từ hình dáng cho đến tập tính sinh sản.Nếu chỉ nhìn bên ngoài, có lẽ nhiều người lầm tưởng con bạch tuộc argonaut cái này là một con ốc anh vũ. Khác với đồng loại, argonaut cái tự xây cho mình một chiếc vỏ đẹp, trong suốt bao quanh cơ thể và cũng là chỗ để chúng nuôi con.Con đực có cơ thể nhỏ hơn con cái rất nhiều lần với trọng lượng chỉ bằng 1/600 trọng lượng của con cái, chiều dài cơ thể chỉ nhỉnh hơn 1,2cm và không bao giờ xây vỏ.Thay vì giao phối trực tiếp với nhau, con đực chỉ đơn giản tự cắt bỏ "cánh tay" có chứa tinh trùng và để nó tự bơi lại thụ tinh với trứng của con cái.Thực chất, đó chính là dương vật của bạch tuộc argonaut với khả năng bơi lội đặc biệt. Chính vì vậy, con đực và con cái không bao giờ tiếp xúc trực tiếp với nhau. Kiểu thụ tinh này được gọi là cơ chế thụ tinh ngoài.Tuy nhiên, sau khi thụ tinh theo cơ chế trên, con đực phải mất khá nhiều thời gian để có thể nuôi dưỡng lại “cánh tay” đó.Nếu như các loài bạch tuộc khác đẻ trứng trong các hang động thì loài argonaut lại nuôi con ngay trong chiếc vỏ của mình. Chính vì thế, chiếc vỏ đó có tác dụng như một chiếc nôi đối với những “em bé” bạch tuộc argonaut.Bạch tuộc cái có thể tháo bỏ chiếc vỏ của mình bất cứ lúc nào.Điều thú vị là, trước đây, tổ tiên của bạch tuộc argonaut từng tiến hóa bằng cách lột bỏ vỏ nhưng ngày nay, con cháu của chúng lại xây lại vỏ để hỗ trợ việc sinh sản, duy trì nòi giống của mình.
Argonaut là một loài bạch tuộc khá hiếm và kỳ lạ từ hình dáng cho đến
tập tính sinh sản.
Nếu chỉ nhìn bên ngoài, có lẽ nhiều người lầm tưởng con bạch tuộc argonaut cái này là một con ốc anh vũ. Khác với đồng loại, argonaut cái tự xây cho mình một chiếc vỏ đẹp, trong suốt bao quanh cơ thể và cũng là chỗ để chúng nuôi con.
Con đực có cơ thể nhỏ hơn con cái rất nhiều lần với trọng lượng chỉ bằng 1/600 trọng lượng của con cái, chiều dài cơ thể chỉ nhỉnh hơn 1,2cm và không bao giờ xây vỏ.
Thay vì giao phối trực tiếp với nhau, con đực chỉ đơn giản tự cắt bỏ "cánh tay" có chứa tinh trùng và để nó tự bơi lại thụ tinh với trứng của con cái.
Thực chất, đó chính là dương vật của bạch tuộc argonaut với khả năng bơi lội đặc biệt. Chính vì vậy, con đực và con cái không bao giờ tiếp xúc trực tiếp với nhau. Kiểu thụ tinh này được gọi là cơ chế thụ tinh ngoài.
Tuy nhiên, sau khi thụ tinh theo cơ chế trên, con đực phải mất khá nhiều thời gian để có thể nuôi dưỡng lại “cánh tay” đó.
Nếu như các loài bạch tuộc khác
đẻ trứng trong các hang động thì loài argonaut lại nuôi con ngay trong chiếc vỏ của mình. Chính vì thế, chiếc vỏ đó có tác dụng như một chiếc nôi đối với những “em bé” bạch tuộc argonaut.
Bạch tuộc cái có thể tháo bỏ chiếc vỏ của mình bất cứ lúc nào.
Điều thú vị là, trước đây, tổ tiên của bạch tuộc argonaut từng tiến hóa bằng cách lột bỏ vỏ nhưng ngày nay, con cháu của chúng lại xây lại vỏ để hỗ trợ việc sinh sản, duy trì nòi giống của mình.