1. Bão bất tử tại Venezuela. Những bí ẩn “Relámpago del Catatumbo” (Sét Catatumbo) là một hiện tượng thiên nhiên độc đáo trên thế giới. Tại thành phố Catatumbo của Venezuela, hiện tượng sấm sét xuất hiện nhiều đến nỗi người ta gọi đó là những cơn bão bất tử. Đây thực chất là những tia chớp xuất hện từ 140-160 ngày/ năm, khoảng 10 giờ/ ngày và 280 lần/ giờ. Những cơn bão vĩnh viễn này xảy ra trên các vùng đầm lầy sông Catalumbo chảy vào hồ Maracaibo và nó được coi là nguồn sản sinh ozone lớn nhất thế giới, cả về sản lượng và cường độ. 2. Cơn mưa cá kỳ lạ ở Honduras. Cơn mưa cá là hiện tượng “phổ biến” ở Folklore, Honduras. Nó xảy ra ở Departamento de Yoro, giữa các tháng từ tháng Năm đến tháng Bảy hàng năm. Hiện tượng này bắt đầu với một đám mây đen trên bầu trời cùng với sấm sét, gió mạnh và mưa lớn trong 2-3 giờ. Khi mưa đã ngừng lại, hàng trăm con cá sống được tìm thấy trên mặt đất.Người ta sẽ nhặt những con cá về và chế biến chúng. Kể từ năm 1998, một lễ hội với tên gọi là “lễ hội mưa cá" được tổ chức hàng năm tại thành phố Yoro, Departamento de Yoro, Honduras. 3. Dê leo cây tại Morocco. Dê leo cây là hiện tượng được tìm thấy chủ yếu ở Morocco. Chúng leo cây bởi sự hấp dẫn của của cây argan, loài cây tương tự như cây ô liu. Hạt argan có thể được nghiền để làm cho dầu sử dụng trong nấu ăn và mỹ phẩm. Tuy nhiên loài cây này đang dần biến mất do thu hoạch gỗ tràn lan và chăn thả dê quá mức.Loài dê Morocco có thể dễ dàng leo lên những nhánh cây nhỏ xíu và giữ thăng bằng một cách siêu đẳng. Bất chấp cành cây cong trĩu và gió thổi đung đưa, chúng vẫn đứng vững vàng. 4. Cơn mưa đỏ tại Ấn Độ. Vào khoảng thời gian từ ngày 25/7 -23/9 năm 2001, những cơn mưa đỏ diễn ra rải rác bang Kerala, miền nam Ấn Độ. Những trận mưa màu đỏ nhuộm như máu. Ban đầu, người ta nghi ngờ những cơn mưa này bắt nguồn từ bụi thiên thạch, nhưng nghiên cứu của chính phủ Ấn Độ cho ra rằng những cơn mưa bắt nguồn từ loại tảo trên cạn. 5. Những con sóng dài bất tận tại Brazil. Cứ hai lần một năm, vào giữa tháng 2 và tháng 3, tại các vùng biển Đại Tây Dương trên sông Amazon, Brazil lại xuất hiện các làn sóng dài nhất trên Trái đất. Hiện tượng này, được gọi là Pororoca, được gây ra bởi thủy triều của Đại Tây Dương. Trước khi những con sóng tới, người ta có thể nghe được tiếng gầm gừ của nó cách 30 phút. Nó có thể phá hủy bất cứ thứ gì cản đường, kể cả cây cối, nhà cửa và tất cả các loại động vật.Làn sóng đã trở thành phổ biến với người đam mê lướt ván. Từ năm 1999, một giải vô địch hàng năm đã được tổ chức tại São Domingos do Capim. 6. Hiện tượng "mặt trời đen" xuất hiện vào đầu mùa xuân tại khắp các vùng đầm lầy phía tây Đan Mạch, từ tháng Ba đến vào giữa tháng Tư. Khi đó, loài chim sáo đá di chuyển đến từ phía Nam để kiếm ăn và qua đêm trong đám lau sậy. Đôi khi bầy chim trên trời đủ che hẳn cả mặt trời, do đó hiện tượng này gọi là “Mặt trời đen” 7. Cầu vồng lửa tại Idaho, Mỹ. Hiện tượng khí quyển được biết đến với tên gọi “cầu vồng lửa” xuất hiện khi mặt trời ở trên trời cao (tức là cao hơn 58 ° so với đường chân trời), và ánh sáng của nó đi qua những đám mây tạo thành các tinh thể hình lục giác. Khi các tinh thể lục giác này thẳng hàng, nó sẽ cho kết quả là một quang phổ rực rỡ tương tự cầu vồng.
1. Bão bất tử tại Venezuela. Những bí ẩn “Relámpago del Catatumbo” (Sét Catatumbo) là một hiện tượng thiên nhiên độc đáo trên thế giới. Tại thành phố Catatumbo của Venezuela, hiện tượng sấm sét xuất hiện nhiều đến nỗi người ta gọi đó là những cơn bão bất tử. Đây thực chất là những tia chớp xuất hện từ 140-160 ngày/ năm, khoảng 10 giờ/ ngày và 280 lần/ giờ.
Những cơn bão vĩnh viễn này xảy ra trên các vùng đầm lầy sông Catalumbo chảy vào hồ Maracaibo và nó được coi là nguồn sản sinh ozone lớn nhất thế giới, cả về sản lượng và cường độ.
2. Cơn mưa cá kỳ lạ ở Honduras. Cơn mưa cá là hiện tượng “phổ biến” ở Folklore, Honduras. Nó xảy ra ở Departamento de Yoro, giữa các tháng từ tháng Năm đến tháng Bảy hàng năm. Hiện tượng này bắt đầu với một đám mây đen trên bầu trời cùng với sấm sét, gió mạnh và mưa lớn trong 2-3 giờ. Khi mưa đã ngừng lại, hàng trăm con cá sống được tìm thấy trên mặt đất.
Người ta sẽ nhặt những con cá về và chế biến chúng. Kể từ năm 1998, một lễ hội với tên gọi là “lễ hội mưa cá" được tổ chức hàng năm tại thành phố Yoro, Departamento de Yoro, Honduras.
3. Dê leo cây tại Morocco. Dê leo cây là hiện tượng được tìm thấy chủ yếu ở Morocco. Chúng leo cây bởi sự hấp dẫn của của cây argan, loài cây tương tự như cây ô liu. Hạt argan có thể được nghiền để làm cho dầu sử dụng trong nấu ăn và mỹ phẩm. Tuy nhiên loài cây này đang dần biến mất do thu hoạch gỗ tràn lan và chăn thả dê quá mức.
Loài dê Morocco có thể dễ dàng leo lên những nhánh cây nhỏ xíu và giữ thăng bằng một cách siêu đẳng. Bất chấp cành cây cong trĩu và gió thổi đung đưa, chúng vẫn đứng vững vàng.
4. Cơn mưa đỏ tại Ấn Độ. Vào khoảng thời gian từ ngày 25/7 -23/9 năm 2001, những cơn mưa đỏ diễn ra rải rác bang Kerala, miền nam Ấn Độ. Những trận mưa màu đỏ nhuộm như máu. Ban đầu, người ta nghi ngờ những cơn mưa này bắt nguồn từ bụi thiên thạch, nhưng nghiên cứu của chính phủ Ấn Độ cho ra rằng những cơn mưa bắt nguồn từ loại tảo trên cạn.
5. Những con sóng dài bất tận tại Brazil. Cứ hai lần một năm, vào giữa tháng 2 và tháng 3, tại các vùng biển Đại Tây Dương trên sông Amazon, Brazil lại xuất hiện các làn sóng dài nhất trên Trái đất. Hiện tượng này, được gọi là Pororoca, được gây ra bởi thủy triều của Đại Tây Dương. Trước khi những con sóng tới, người ta có thể nghe được tiếng gầm gừ của nó cách 30 phút. Nó có thể phá hủy bất cứ thứ gì cản đường, kể cả cây cối, nhà cửa và tất cả các loại động vật.
Làn sóng đã trở thành phổ biến với người đam mê lướt ván. Từ năm 1999, một giải vô địch hàng năm đã được tổ chức tại São Domingos do Capim.
6. Hiện tượng "mặt trời đen" xuất hiện vào đầu mùa xuân tại khắp các vùng đầm lầy phía tây Đan Mạch, từ tháng Ba đến vào giữa tháng Tư. Khi đó, loài chim sáo đá di chuyển đến từ phía Nam để kiếm ăn và qua đêm trong đám lau sậy. Đôi khi bầy chim trên trời đủ che hẳn cả mặt trời, do đó hiện tượng này gọi là “Mặt trời đen”
7. Cầu vồng lửa tại Idaho, Mỹ. Hiện tượng khí quyển được biết đến với tên gọi “cầu vồng lửa” xuất hiện khi mặt trời ở trên trời cao (tức là cao hơn 58 ° so với đường chân trời), và ánh sáng của nó đi qua những đám mây tạo thành các tinh thể hình lục giác. Khi các tinh thể lục giác này thẳng hàng, nó sẽ cho kết quả là một quang phổ rực rỡ tương tự cầu vồng.