Cá mập Cookiecutter có hình dáng giống như một điếu xì gà. Thân của loài này phát quang, ngoại trừ phần khoanh cổ tối màu. Cá mập cookiecutter nổi tiếng với tập tính ăn bám. Chúng gắn chặt vào sinh vật lớn hơn bằng môi hút, bám chặt và cắn vào vật chủ. Cá mập Hammerhead (Cá nhám búa) được biết đến khá rộng rãi với hình ảnh hai con mắt đặt ở hai bên đầu khổng lồ, giống như hai cái búa. Loài này có thể nhìn thấy phía trên và phía dưới nó cùng lúc. Cá mập kiếm mũi dài sở hữu chiếc kiếm mũi có thể dài tới 1.3m, có răng cưa, dài với những hàng răng nhọn hoắt chiếm đến một phần ba trọng lượng của chúng. Nó cũng có những chiếc râu dài mọc xuống hai bên của chiếc mũi, dùng để tìm thức ăn vì cảm nhận được những rung động cũng như điện sinh học. Cá mập Frilled trông giống con cá chình hay một loài cá mối biển sâu hơn là cá mập. Loài này nổi tiếng nhờ hình dáng kỳ lạ và có thời kỳ thai nghén rất dài, tới 42 tháng (lâu nhất so với động vật có xương sống). Loài này cũng có tới 300 chiếc răng có chĩa, dính chặt những con mồi trơn. Cá mập phơi là loài cá mập lớn thứ nhì trong đại dương, chỉ xếp sau cá mập voi. Loài này có cái miệng há to ra như một cái hang lớn. Cá mập miệng rộng cực kỳ hiếm và kỳ lạ. Loài cá này bơi vô cùng chậm chạp, có vây mềm và đuôi không đối xứng. Chúng có cái miệng rộng được bao quanh bởi những cơ quan phát ra ánh sáng, được dùng để hấp dẫn sinh vật phù du. Cá mập ma có mũi có hình dạng lưỡi cày rất hài hước, phần dưới bụng có màu sáng bạc. Cá mập được phân biệt dễ dàng bằng cái mũi có thương hiệu, được che phủ trong các lỗ chân lông giúp cá mập tìm thức ăn bằng cách cảm nhận những chuyển động và dòng điện. Cá mập Greenland sở hữu những chiếc răng trên giống như lưỡi cào, khi săn mồi sẽ cắn sâu vào nạn nhân. Những chiếc răng này giữ chặt miếng thịt đúng chỗ trong khi răng hàm dưới cắt thịt ra từng miếng vừa ăn. Cá mập Wobbegong trông xù xì và kỳ lạ, là bậc thầy về ngụy trang, lợi dụng tấm da lốm đốm và những chiếc râu để hòa trộn vào đáy đại dương và thiết lập hệ thống phục kích con mồi. Nó có thể định dạng lại hàm để có cú cắn rộng hơn, và răng của chúng hướng về phía sau, làm cho con mồi không thể bị trượt. Cá mập Goblin vừa hiếm, lại trông vừa gớm guốc và sống ở vùng nước tối đen ở đại dương. Loài này có bộ hàm có thể nhô ra, trang bị những chiếc răng sắc như dao cạo, chụp về phía trước, hơi giống một cái kẹp.
Cá mập Cookiecutter có hình dáng giống như một điếu xì gà. Thân của loài này phát quang, ngoại trừ phần khoanh cổ tối màu. Cá mập cookiecutter nổi tiếng với tập tính ăn bám. Chúng gắn chặt vào sinh vật lớn hơn bằng môi hút, bám chặt và cắn vào vật chủ.
Cá mập Hammerhead (Cá nhám búa) được biết đến khá rộng rãi với hình ảnh hai con mắt đặt ở hai bên đầu khổng lồ, giống như hai cái búa. Loài này có thể nhìn thấy phía trên và phía dưới nó cùng lúc.
Cá mập kiếm mũi dài sở hữu chiếc kiếm mũi có thể dài tới 1.3m, có răng cưa, dài với những hàng răng nhọn hoắt chiếm đến một phần ba trọng lượng của chúng. Nó cũng có những chiếc râu dài mọc xuống hai bên của chiếc mũi, dùng để tìm thức ăn vì cảm nhận được những rung động cũng như điện sinh học.
Cá mập Frilled trông giống con cá chình hay một loài cá mối biển sâu hơn là cá mập. Loài này nổi tiếng nhờ hình dáng kỳ lạ và có thời kỳ thai nghén rất dài, tới 42 tháng (lâu nhất so với động vật có xương sống). Loài này cũng có tới 300 chiếc răng có chĩa, dính chặt những con mồi trơn.
Cá mập phơi là loài cá mập lớn thứ nhì trong đại dương, chỉ xếp sau cá mập voi. Loài này có cái miệng há to ra như một cái hang lớn.
Cá mập miệng rộng cực kỳ hiếm và kỳ lạ. Loài cá này bơi vô cùng chậm chạp, có vây mềm và đuôi không đối xứng. Chúng có cái miệng rộng được bao quanh bởi những cơ quan phát ra ánh sáng, được dùng để hấp dẫn sinh vật phù du.
Cá mập ma có mũi có hình dạng lưỡi cày rất hài hước, phần dưới bụng có màu sáng bạc. Cá mập được phân biệt dễ dàng bằng cái mũi có thương hiệu, được che phủ trong các lỗ chân lông giúp cá mập tìm thức ăn bằng cách cảm nhận những chuyển động và dòng điện.
Cá mập Greenland sở hữu những chiếc răng trên giống như lưỡi cào, khi săn mồi sẽ cắn sâu vào nạn nhân. Những chiếc răng này giữ chặt miếng thịt đúng chỗ trong khi răng hàm dưới cắt thịt ra từng miếng vừa ăn.
Cá mập Wobbegong trông xù xì và kỳ lạ, là bậc thầy về ngụy trang, lợi dụng tấm da lốm đốm và những chiếc râu để hòa trộn vào đáy đại dương và thiết lập hệ thống phục kích con mồi. Nó có thể định dạng lại hàm để có cú cắn rộng hơn, và răng của chúng hướng về phía sau, làm cho con mồi không thể bị trượt.
Cá mập Goblin vừa hiếm, lại trông vừa gớm guốc và sống ở vùng nước tối đen ở đại dương. Loài này có bộ hàm có thể nhô ra, trang bị những chiếc răng sắc như dao cạo, chụp về phía trước, hơi giống một cái kẹp.