Như đã thông báo từ trước, bắt đầu từ ngày 1/8, ứng dụng tin nhắn Zalo sẽ hạn chế một số tính năng đối với người dùng phổ thông như: người lạ (không có trong danh bạ) sẽ không thể xem, bình luận vào nhật ký của người dùng.Mỗi tài khoản Zalo sẽ chỉ có 40 lần hiển thị/tháng khi người lạ tìm kiếm qua số điện thoại. Mỗi tài khoản cũng chỉ được phản hồi 40 hội thoại/tháng từ người lạ; vượt hạn mức sẽ chỉ được đọc, chứ không thể tiếp tục trả lời.Người dùng sẽ chỉ có tối đa 1.000 bạn bè, vượt mức sẽ không thể thêm bạn mới hay chấp nhận yêu cầu kết bạn từ người lạ. Không còn dùng tính năng username, áp dụng với toàn bộ tài khoản Zalo cá nhân.Và mỗi tài khoản được mặc định có 5 tin nhắn nhanh, nếu muốn thêm tin nhắn nhanh mới, người dùng cần xóa bớt những tin nhắn nhanh cũ.Để có thể sử dụng đầy đủ các tính năng, người dùng cần phải mua 1 trong 3 gói trả phí gồm Standard (2800 đồng/ngày), Pro (5.500 đồng/ngày) và Elite (55.000 đồng/ngày).Còn gói trả phí dành cho doanh nghiệp (dạng tài khoản OA Doanh Nghiệp) sẽ gồm Dùng thử (10.000 đồng), Nâng cao (59.000 đồng) và Cao cấp (399.000 đồng). Tất cả tính trên chu kỳ một tháng sử dụng.Động thái này của Zalo lập tức vấp phải phản ứng dữ dội từ người dùng. Trên nhiều diễn đàn, có nhiều ý kiến cho biết sẽ gỡ bỏ ứng dụng này và thay thế bằng những ứng dụng khác.Chia sẻ với Vietnamnet, anh Nguyễn Việt Cường ở Hà Nội cho biết đây sẽ là một cơ hội cho các ứng dụng nhắn tin khác. Nam độc giả này cho biết sẽ chuyển qua xài ứng dụng khác nếu đơn vị phát triển kiên quyết thu phí người dùng Zalo.Trao đổi với báo Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) lại cho rằng, với 74,7 triệu người dùng thường xuyên, có thể thấy Zalo đã đủ lớn để thu phí."Hiện người dùng Zalo chia làm nhiều nhóm khách hàng. Nhóm khách hàng là các chủ shop, cửa hàng nhỏ, buôn bán online có nhu cầu sử dụng Zalo để giao dịch, bán hàng có thể chấp nhận trả một khoản phí hợp lý để không mất đi lượng khách hàng hiện hữu......Nhóm còn lại là học sinh, sinh viên, người già với nhu cầu liên lạc, trao đổi thông tin bình thường có thể không chấp nhận trả phí, mà sẽ chuyển sang dùng các ứng dụng miễn phí khác", ông Nguyễn Ngọc Dũng phân tích.Tuy nhiên, một chuyên gia công nghệ lại cho rằng: "Việc ứng dụng này thu hồi, giới hạn các tính năng vốn đã thân thuộc với người dùng, đẩy họ vào tình huống phải trả tiền để có lại những điều đó không phải là một tín hiệu tốt đối với tập khách hàng phổ thông".Mời các bạn xem video: Ấn Độ cấm ứng dụng điện thoại của Trung Quốc. Nguồn: VTV
Như đã thông báo từ trước, bắt đầu từ ngày 1/8, ứng dụng tin nhắn Zalo sẽ hạn chế một số tính năng đối với người dùng phổ thông như: người lạ (không có trong danh bạ) sẽ không thể xem, bình luận vào nhật ký của người dùng.
Mỗi tài khoản Zalo sẽ chỉ có 40 lần hiển thị/tháng khi người lạ tìm kiếm qua số điện thoại. Mỗi tài khoản cũng chỉ được phản hồi 40 hội thoại/tháng từ người lạ; vượt hạn mức sẽ chỉ được đọc, chứ không thể tiếp tục trả lời.
Người dùng sẽ chỉ có tối đa 1.000 bạn bè, vượt mức sẽ không thể thêm bạn mới hay chấp nhận yêu cầu kết bạn từ người lạ. Không còn dùng tính năng username, áp dụng với toàn bộ tài khoản Zalo cá nhân.
Và mỗi tài khoản được mặc định có 5 tin nhắn nhanh, nếu muốn thêm tin nhắn nhanh mới, người dùng cần xóa bớt những tin nhắn nhanh cũ.
Để có thể sử dụng đầy đủ các tính năng, người dùng cần phải mua 1 trong 3 gói trả phí gồm Standard (2800 đồng/ngày), Pro (5.500 đồng/ngày) và Elite (55.000 đồng/ngày).
Còn gói trả phí dành cho doanh nghiệp (dạng tài khoản OA Doanh Nghiệp) sẽ gồm Dùng thử (10.000 đồng), Nâng cao (59.000 đồng) và Cao cấp (399.000 đồng). Tất cả tính trên chu kỳ một tháng sử dụng.
Động thái này của Zalo lập tức vấp phải phản ứng dữ dội từ người dùng. Trên nhiều diễn đàn, có nhiều ý kiến cho biết sẽ gỡ bỏ ứng dụng này và thay thế bằng những ứng dụng khác.
Chia sẻ với Vietnamnet, anh Nguyễn Việt Cường ở Hà Nội cho biết đây sẽ là một cơ hội cho các ứng dụng nhắn tin khác. Nam độc giả này cho biết sẽ chuyển qua xài ứng dụng khác nếu đơn vị phát triển kiên quyết thu phí người dùng Zalo.
Trao đổi với báo Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) lại cho rằng, với 74,7 triệu người dùng thường xuyên, có thể thấy Zalo đã đủ lớn để thu phí.
"Hiện người dùng Zalo chia làm nhiều nhóm khách hàng. Nhóm khách hàng là các chủ shop, cửa hàng nhỏ, buôn bán online có nhu cầu sử dụng Zalo để giao dịch, bán hàng có thể chấp nhận trả một khoản phí hợp lý để không mất đi lượng khách hàng hiện hữu...
...Nhóm còn lại là học sinh, sinh viên, người già với nhu cầu liên lạc, trao đổi thông tin bình thường có thể không chấp nhận trả phí, mà sẽ chuyển sang dùng các ứng dụng miễn phí khác", ông Nguyễn Ngọc Dũng phân tích.
Tuy nhiên, một chuyên gia công nghệ lại cho rằng: "Việc ứng dụng này thu hồi, giới hạn các tính năng vốn đã thân thuộc với người dùng, đẩy họ vào tình huống phải trả tiền để có lại những điều đó không phải là một tín hiệu tốt đối với tập khách hàng phổ thông".