Sau khi lễ viếng diễn ra xong tại Việt Nam, linh cữu của cố nghệ sĩ Chí Tài đã được đưa lên xe, ra sân bay Tân Sơn Nhất và lên chuyến bay về Mỹ lúc 23h00 ngày 12/12.Lịch trình của chuyến bay như sau: chuyến bay số hiệu KE684 đã đáp ở Seoul (Hàn Quốc) vào lúc 3h55 phút rạng sáng ngày 13/12. Sau đó, linh cữu cố nghệ sĩ Chí Tài được di chuyển sang chuyến bay số hiệu KE17, lúc 8h30 sáng (theo giờ Việt Nam) sẽ tiếp tục khởi hành và lần này bay thẳng từ Hàn Quốc đến Mỹ.Chuyến bay hạ cánh vào lúc 8h30 ngày 13/12 (theo giờ Mỹ, khu vực California), tức 23h30 tối 13/12 tại Việt Nam.Tuy nhiên trước đó, trên YouTube đã xuất hiện nhiều video câu view bằng chuyến bay đưa lĩnh cữu của cố nghệ sĩ dù máy bay chưa hạ cánh.Cụ thể, trên YouTube đã xuất hiện hàng loạt video mô tả: "Nóng: Nghệ sĩ Chí Tài đã về đến Mỹ - vợ oà khóc nức nở khi gặp được chồng", "Cố nghệ sĩ Chí Tài đã về đến Mỹ, vợ nghệ sĩ, Hoài Linh, Việt Hương đau đớn suy sụp", "Vợ nghệ sĩ Chí Tài đã đón anh về nhà đoàn tụ và trực tiếp tổ chức lễ tang tạo nhà thờ Thánh Linh (Mỹ)"..."Linh cữu cố nghệ sĩ Chí Tài đã về đến Mỹ an toàn, máy bay hạ cánh tại sân bay Los Angeles (California). Vợ cố nghệ sĩ đã oà khoá nức nở khi thấy thi thể của chồng nhưng không được gặp mặt...", đi kèm đó là những hình ảnh về linh cữu được khiêng xuống từ máy bay nhưng không phải là linh cữu của cố nghệ sĩ Chí Tài.Trước việc đưa tin sai lệch của một số kênh YouTube, đông đảo khán giả tỏ ra vô cùng phẫn nộ vì chiêu trò câu view bất chấp.Trước đó, kênh YouTuber này cũng đã dùng đám tang của cố nghệ sĩ để câu view dù nội dung hoàn toàn không liên quan. Nhìn lượt xem có thể thấy đối tượng này đã đạt được mục đích của mình.Dù khán giả đã đồng loạt báo cao nhưng đến nay kênh YouTube này vẫn tồn tại một cách khó hiểu.Được biết hành vi đưa thông tin chưa xác định, sai sự thật trên mạng xã hội có thể bị xử phạt hành chính theo các Điều, khoản tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP.Nếu nghiêm trọng hơn, việc đưa thông tin, hình ảnh trái phép lên mạng xã hội có thể xử lý hình sự theo Điều 156: Tội vu khống, Bộ Luật Hình Sự 2015. Các YouTube cần tỉnh táo trong việc sử dụng hình ảnh người khác để câu view trục lợi cá nhân.
Sau khi lễ viếng diễn ra xong tại Việt Nam, linh cữu của cố nghệ sĩ Chí Tài đã được đưa lên xe, ra sân bay Tân Sơn Nhất và lên chuyến bay về Mỹ lúc 23h00 ngày 12/12.
Lịch trình của chuyến bay như sau: chuyến bay số hiệu KE684 đã đáp ở Seoul (Hàn Quốc) vào lúc 3h55 phút rạng sáng ngày 13/12. Sau đó, linh cữu cố nghệ sĩ Chí Tài được di chuyển sang chuyến bay số hiệu KE17, lúc 8h30 sáng (theo giờ Việt Nam) sẽ tiếp tục khởi hành và lần này bay thẳng từ Hàn Quốc đến Mỹ.
Chuyến bay hạ cánh vào lúc 8h30 ngày 13/12 (theo giờ Mỹ, khu vực California), tức 23h30 tối 13/12 tại Việt Nam.
Tuy nhiên trước đó, trên YouTube đã xuất hiện nhiều video câu view bằng chuyến bay đưa lĩnh cữu của cố nghệ sĩ dù máy bay chưa hạ cánh.
Cụ thể, trên YouTube đã xuất hiện hàng loạt video mô tả: "Nóng: Nghệ sĩ Chí Tài đã về đến Mỹ - vợ oà khóc nức nở khi gặp được chồng", "Cố nghệ sĩ Chí Tài đã về đến Mỹ, vợ nghệ sĩ, Hoài Linh, Việt Hương đau đớn suy sụp", "Vợ nghệ sĩ Chí Tài đã đón anh về nhà đoàn tụ và trực tiếp tổ chức lễ tang tạo nhà thờ Thánh Linh (Mỹ)"...
"Linh cữu cố nghệ sĩ Chí Tài đã về đến Mỹ an toàn, máy bay hạ cánh tại sân bay Los Angeles (California). Vợ cố nghệ sĩ đã oà khoá nức nở khi thấy thi thể của chồng nhưng không được gặp mặt...", đi kèm đó là những hình ảnh về linh cữu được khiêng xuống từ máy bay nhưng không phải là linh cữu của cố nghệ sĩ Chí Tài.
Trước việc đưa tin sai lệch của một số kênh YouTube, đông đảo khán giả tỏ ra vô cùng phẫn nộ vì chiêu trò câu view bất chấp.
Trước đó, kênh YouTuber này cũng đã dùng đám tang của cố nghệ sĩ để câu view dù nội dung hoàn toàn không liên quan. Nhìn lượt xem có thể thấy đối tượng này đã đạt được mục đích của mình.
Dù khán giả đã đồng loạt báo cao nhưng đến nay kênh YouTube này vẫn tồn tại một cách khó hiểu.
Được biết hành vi đưa thông tin chưa xác định, sai sự thật trên mạng xã hội có thể bị xử phạt hành chính theo các Điều, khoản tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Nếu nghiêm trọng hơn, việc đưa thông tin, hình ảnh trái phép lên mạng xã hội có thể xử lý hình sự theo Điều 156: Tội vu khống, Bộ Luật Hình Sự 2015. Các YouTube cần tỉnh táo trong việc sử dụng hình ảnh người khác để câu view trục lợi cá nhân.