Những hài cốt được khai quật thuộc về nhiều cá thể khác nhau, sống cách đây khoảng 90-100 triệu năm, có chiều dài từ 2,5 đến 3 mét và cao khoảng 0,7 mét. " Quái thú" Chakisaurus nekul thuộc nhánh khủng long chân chim Elasmaria, nhưng có những đặc điểm dị biệt so với các loài Elasmaria trước đây.Chúng có thân hình bò sát với đôi chân nhanh nhạy như chân đà điểu, ba ngón chắc khỏe và một chiếc cựa phía sau.Khám phá này cung cấp thông tin quý giá vì các hóa thạch bao gồm phần đuôi khá đầy đủ, thường bị thiếu trong các hóa thạch Elasmaria khác.Nghiên cứu do TS Rodrigo Alvarez Nogueira dẫn đầu, gợi ý rằng nhánh khủng long này có các loài với thói quen vận động khác nhau, thể hiện qua sự khác biệt trong hình dạng hài cốt.Cách đây không lâu, các nhà cổ sinh vật học Argentina đã phát hiện ra một loài khủng long mới thuộc chi titanosaur tại khu vực Patagonia, sống cách đây 66 triệu năm, ngay trước cuộc tuyệt chủng kỷ Phấn trắng-PaleogenLoài khủng long mới này được đặt tên là Titanomachya gimenezi, nhằm gợi nhớ đến trận chiến Titanomachy trong thần thoại Hy Lạp và vinh danh nhà cổ sinh vật học Olga Giménez.Hóa thạch của Titanomachya gimenezi được tìm thấy trong hệ tầng La Colonia ở tỉnh Chubut, bao gồm các phần chi trước, chi sau, xương sườn và đốt sống đuôi.Loài này nặng khoảng 7 tấn, nhỏ hơn nhiều so với loài titanosaur Patagotitan mayorum cùng chi, sống cách đây 95-100 triệu năm và nặng tới 70 tấn.Nhà nghiên cứu Agustín Pérez Moreno nhấn mạnh rằng phát hiện này cung cấp thông tin quan trọng về quần thể sauropod ở Patagonia vào cuối kỷ Phấn trắng, cũng như sự đa dạng của hệ sinh thái khu vực vào thời điểm đó, với hệ thực vật phong phú, tạo môi trường sống hoàn hảo cho các loài khủng long ăn cỏ lớn.Mời quý độc giả xem thêm video: "Hoang mang" với những "quái thú" ở Việt Nam gây xôn xao dư luận.
Những hài cốt được khai quật thuộc về nhiều cá thể khác nhau, sống cách đây khoảng 90-100 triệu năm, có chiều dài từ 2,5 đến 3 mét và cao khoảng 0,7 mét. " Quái thú" Chakisaurus nekul thuộc nhánh khủng long chân chim Elasmaria, nhưng có những đặc điểm dị biệt so với các loài Elasmaria trước đây.
Chúng có thân hình bò sát với đôi chân nhanh nhạy như chân đà điểu, ba ngón chắc khỏe và một chiếc cựa phía sau.
Khám phá này cung cấp thông tin quý giá vì các hóa thạch bao gồm phần đuôi khá đầy đủ, thường bị thiếu trong các hóa thạch Elasmaria khác.
Nghiên cứu do TS Rodrigo Alvarez Nogueira dẫn đầu, gợi ý rằng nhánh khủng long này có các loài với thói quen vận động khác nhau, thể hiện qua sự khác biệt trong hình dạng hài cốt.
Cách đây không lâu, các nhà cổ sinh vật học Argentina đã phát hiện ra một loài khủng long mới thuộc chi titanosaur tại khu vực Patagonia, sống cách đây 66 triệu năm, ngay trước cuộc tuyệt chủng kỷ Phấn trắng-Paleogen
Loài khủng long mới này được đặt tên là Titanomachya gimenezi, nhằm gợi nhớ đến trận chiến Titanomachy trong thần thoại Hy Lạp và vinh danh nhà cổ sinh vật học Olga Giménez.
Hóa thạch của Titanomachya gimenezi được tìm thấy trong hệ tầng La Colonia ở tỉnh Chubut, bao gồm các phần chi trước, chi sau, xương sườn và đốt sống đuôi.
Loài này nặng khoảng 7 tấn, nhỏ hơn nhiều so với loài titanosaur Patagotitan mayorum cùng chi, sống cách đây 95-100 triệu năm và nặng tới 70 tấn.
Nhà nghiên cứu Agustín Pérez Moreno nhấn mạnh rằng phát hiện này cung cấp thông tin quan trọng về quần thể sauropod ở Patagonia vào cuối kỷ Phấn trắng, cũng như sự đa dạng của hệ sinh thái khu vực vào thời điểm đó, với hệ thực vật phong phú, tạo môi trường sống hoàn hảo cho các loài khủng long ăn cỏ lớn.
Mời quý độc giả xem thêm video: "Hoang mang" với những "quái thú" ở Việt Nam gây xôn xao dư luận.