Vào sáng ngày 18/7, một số ngư dân tại đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh phát hiện một xác cá voi nặng trên dưới 10 tấn đang trong quá trình phân hủy tại rừng ngập mặn ven bờ.Theo đó, các ngư dân thông báo cho lực lượng chức năng để lên phương án giải quyết.Một số ngư dân cho rằng, xác cá voi này đã dạt vào rừng ngập mặn từ vài ngày trước. Sở dĩ nó được phát hiện muộn là vì những này qua, đảo Quan Lạn có tổ chức lễ hội nên ngư dân không ra biển.Trước đó, ngư dân ở nhiều tỉnh thành trên cả nước đã phát hiện một số xác cá voi nặng vài tấn trôi dạt vào bờ biển.Sau khi phát hiện sự việc, ngư dân cùng cơ quan chức năng đã đưa xác cá voi vào bờ và tiến hành chôn cất. Một số nơi như Nghệ An còn xây dựng nghĩa trang cá voi.Theo đó, nhiều xác cá voi được chôn cất trong những ngôi mộ và được người dân hương khói.Thêm nữa, một số đền thờ cá voi được xây dựng ở một số nơi để thờ phụng. Họ làm như vậy vì tin rằng sẽ được loài cá voi phù hộ, ra khơi bình an.Tín ngưỡng thờ phụng cá voi đã có từ rất lâu nhưng không ai biết chính xác là khi nào. Tương truyền, nhiều lần biển động do các trận cuồng phong, ngư dân đi biển gặp nạn và được cá voi "khủng" kê lưng đỡ thuyền khỏi lật.Một truyền thuyết khác kể rằng, thuyền của vua Gia Long từng gặp nguy hiểm khi di chuyển trên biển. May mắn là thuyền được cá voi cứu giúp nên vua Gia Long bình an trở lại đất liền. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã sắc phong cho cá voi là Nam Hải Đại Tướng Quân, Ngọc Lân Chi Thần và khuyến dụ ngư dân thờ phụng.Do vậy, khi cá voi chết dạt vào bờ biển, ngư dân tiến hành chôn cất, hương khói và thờ phụng. Truyền thống này được ngư dân duy trì trong nhiều thế kỷ qua.Mời độc giả xem video: Ngỡ ngàng đàn cá heo "khủng” “tung tăng” bơi ở đảo Phú Quý. Nguồn: THTPCT.
Vào sáng ngày 18/7, một số ngư dân tại đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh phát hiện một xác cá voi nặng trên dưới 10 tấn đang trong quá trình phân hủy tại rừng ngập mặn ven bờ.
Theo đó, các ngư dân thông báo cho lực lượng chức năng để lên phương án giải quyết.
Một số ngư dân cho rằng, xác cá voi này đã dạt vào rừng ngập mặn từ vài ngày trước. Sở dĩ nó được phát hiện muộn là vì những này qua, đảo Quan Lạn có tổ chức lễ hội nên ngư dân không ra biển.
Trước đó, ngư dân ở nhiều tỉnh thành trên cả nước đã phát hiện một số xác cá voi nặng vài tấn trôi dạt vào bờ biển.
Sau khi phát hiện sự việc, ngư dân cùng cơ quan chức năng đã đưa xác cá voi vào bờ và tiến hành chôn cất. Một số nơi như Nghệ An còn xây dựng nghĩa trang cá voi.
Theo đó, nhiều xác cá voi được chôn cất trong những ngôi mộ và được người dân hương khói.
Thêm nữa, một số đền thờ cá voi được xây dựng ở một số nơi để thờ phụng. Họ làm như vậy vì tin rằng sẽ được loài cá voi phù hộ, ra khơi bình an.
Tín ngưỡng thờ phụng cá voi đã có từ rất lâu nhưng không ai biết chính xác là khi nào. Tương truyền, nhiều lần biển động do các trận cuồng phong, ngư dân đi biển gặp nạn và được cá voi "khủng" kê lưng đỡ thuyền khỏi lật.
Một truyền thuyết khác kể rằng, thuyền của vua Gia Long từng gặp nguy hiểm khi di chuyển trên biển. May mắn là thuyền được cá voi cứu giúp nên vua Gia Long bình an trở lại đất liền. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã sắc phong cho cá voi là Nam Hải Đại Tướng Quân, Ngọc Lân Chi Thần và khuyến dụ ngư dân thờ phụng.
Do vậy, khi cá voi chết dạt vào bờ biển, ngư dân tiến hành chôn cất, hương khói và thờ phụng. Truyền thống này được ngư dân duy trì trong nhiều thế kỷ qua.
Mời độc giả xem video: Ngỡ ngàng đàn cá heo "khủng” “tung tăng” bơi ở đảo Phú Quý. Nguồn: THTPCT.