Sự cố xảy ra khi anh Hồ Văn Rai đang làm việc vào sáng ngày 21/3. Một con voọc gáy trắng, có trọng lượng khoảng 15kg, sống trong khu rừng tự nhiên gần nương rẫy của anh Rai, đã rượt đuổi và tấn công anh này.Không rõ lý do vì sao con voọc này trở nên hung dữ, nhưng đã có nhiều người làm cùng anh Rai hô hoán và xua đuổi con voọc để chấm dứt cuộc tấn công. Điều đáng chú ý là con voọc này đã từng xuất hiện ở khu vực này mà không tấn công người trước đó.Voọc gáy trắng có tên khoa học là Trachypithecus Hatinhensis. Chúng thuộc bộ Linh trưởng, nhóm IB, cực kỳ quý hiếm, nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ thế giới.Loài linh trưởng cực kỳ hiếm này sống theo đàn, rất nhút nhát, ít khi xuống đất hay tiếp xúc với con người. Mỗi đàn từ vài chục cho đến hàng trăm con.Chúng thường tìm kiếm thức ăn trên các tán cây, leo trèo trên các mỏm đá cheo leo.Theo các chuyên gia, voọc gáy trắng thường sống trên các dãy núi đá vôi, khu rừng rậm. Tại Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.Số liệu thống kê từ năm 1998 cho thấy có gần 1.000 cá thể voọc gáy trắng sinh sống ở vùng rừng núi tỉnh Quảng Bình.Do là loài linh trưởng đặc biệt quý hiếm nên voọc gáy trắng trở thành mục tiêu săn bắt trộm của một số đối tượng. Vì vậy, số lượng voọc gáy trắng trong tự nhiên dần suy giảm trong các khu vực rừng tự nhiên.Nhờ công tác bảo vệ, quản lý và bảo tồn nghiêm ngặt của các cơ quan có liên quan, số lượng đàn voọc gáy trắng tăng rất nhiều.Mời quý độc giả xem thêm video: Loài thú quý hiếm bỗng tái xuất ở Việt Nam sau 30 năm mất tích.
Sự cố xảy ra khi anh Hồ Văn Rai đang làm việc vào sáng ngày 21/3. Một con voọc gáy trắng, có trọng lượng khoảng 15kg, sống trong khu rừng tự nhiên gần nương rẫy của anh Rai, đã rượt đuổi và tấn công anh này.
Không rõ lý do vì sao con voọc này trở nên hung dữ, nhưng đã có nhiều người làm cùng anh Rai hô hoán và xua đuổi con voọc để chấm dứt cuộc tấn công. Điều đáng chú ý là con voọc này đã từng xuất hiện ở khu vực này mà không tấn công người trước đó.
Voọc gáy trắng có tên khoa học là Trachypithecus Hatinhensis. Chúng thuộc bộ Linh trưởng, nhóm IB, cực kỳ quý hiếm, nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ thế giới.
Loài linh trưởng cực kỳ hiếm này sống theo đàn, rất nhút nhát, ít khi xuống đất hay tiếp xúc với con người. Mỗi đàn từ vài chục cho đến hàng trăm con.
Chúng thường tìm kiếm thức ăn trên các tán cây, leo trèo trên các mỏm đá cheo leo.
Theo các chuyên gia, voọc gáy trắng thường sống trên các dãy núi đá vôi, khu rừng rậm. Tại Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Số liệu thống kê từ năm 1998 cho thấy có gần 1.000 cá thể voọc gáy trắng sinh sống ở vùng rừng núi tỉnh Quảng Bình.
Do là loài linh trưởng đặc biệt quý hiếm nên voọc gáy trắng trở thành mục tiêu săn bắt trộm của một số đối tượng. Vì vậy, số lượng voọc gáy trắng trong tự nhiên dần suy giảm trong các khu vực rừng tự nhiên.
Nhờ công tác bảo vệ, quản lý và bảo tồn nghiêm ngặt của các cơ quan có liên quan, số lượng đàn voọc gáy trắng tăng rất nhiều.
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài thú quý hiếm bỗng tái xuất ở Việt Nam sau 30 năm mất tích.