1. Mộ của vị vua nào chứa hơn 5.000 cổ vật quý giá? Tutankhamun, hay còn gọi là vua Tut, trở thành pharaoh năm 9 tuổi. Đến năm 1327 trước Công nguyên, tức 9 năm sau khi lên ngôi, ông đột ngột qua đời. Vua Tut được an táng tại thung lũng các vị vua, nằm ở bờ tây sông Nile. Đến ngày 4/11/1922, một nhóm nghiên cứu do nhà Ai Cập học người Anh Howard Carter đứng đầu đã khai quật lăng mộ của vua Tut. Kết quả, nhóm nghiên cứu phát hiện hơn 5.000 vật phẩm đặt bên trong nơi an nghỉ của vị vua trẻ.2. Ước tính, người Ai Cập cổ đại dùng bao nhiêu kg vàng ròng để chế tác phần quan tài bên trong của vị vua này? Hơn 5.000 vật phẩm được tìm thấy trong mộ vua Tut hầu hết được làm bằng vàng, bao gồm quan tài, mặt nạ, cung tên, cỗ xe... Ước tính, người Ai Cập cổ đại dùng 110 kg vàng ròng để chế tác phần quan tài bên trong. Sau khi khai quật số vật phẩm này, Howard Carter và nhóm nghiên cứu mất 10 năm để ghi chép và phân loại từng món đồ. Theo National Geographic, kể từ khi lăng mộ được phát hiện, vua Tutankhamun trở nên nổi tiếng, thu hút sự tò mò của nhiều thế hệ nhà nghiên cứu.3. Vị Pharaoh nào được biết đến với công trình kim tự tháp Giza là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại? Khufu là con trai của Pharaoh Sneferu với Nữ hoàng Hetepheres I. Ông là Pharaoh thứ hai của triều vua thứ 4, trị vì những năm 2589-2566 trước Công nguyên. Ông được biết đến với công trình kim tự tháp Giza là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Tất cả các bức tượng của Khufu và phù điêu khác liên quan đến ông được tìm thấy đều bị vỡ, hoặc trong tình trạng hư hỏng. Bức tượng nguyên vẹn duy nhất về Khufu làm bằng ngà voi dài tầm ba inch phát hiện trong một ngôi đền đổ nát ở Abydos vào năm 1903. Khufu đã được nhắc đến trong "Westcar Papyrus," một cuốn sách nổi tiếng về ma thuật và bùa phép thuộc Vương triều thứ 3.4. Trong cuộc đời của mình, các Pharaoh tiến hành xây dựng Kim tự tháp từ khi nào? Các Pharaoh đều bắt đầu xây dựng các kim tự tháp dành cho mình ngay khi họ lên ngôi. Thường những lăng mộ đặc biệt này được đặt bên bờ tây sông Nile, với quan niệm rằng linh hồn của các Pharaoh sẽ hòa cùng với ánh mặt trời và tiếp tục chu trình bất diệt cùng vầng thái dương. Phần trung tâm của các kim tự tháp thường được xây dựng từ đá vôi có chất lượng tốt, những lớp đá vôi này được dùng để xây lớp ngoài của kim tự tháp giúp chúng có một màu trắng lấp lánh có thể nhìn được từ cách xa hàng dặm. Đá đặt trên đỉnh thường là đá granit, bazan hoặc bất kì loại đá cứng nào khác có thể mạ được vàng, bạc hoặc electrum – hợp kim vàng và bạc. Đặc biệt những viên đá đó phải phản chiếu tốt với ánh sáng Mặt Trời.5. Loại bẫy chất độc không thể thiếu trong các lăng mộ cổ là gì Có rất nhiều loại bẫy khác nhau được đặt trong các lăng mộ cổ nhằm mục đích bảo vệ các vua chúa khỏi sự quấy nhiễu, làm phiền của những người không mong muốn. Bẫy dây làm từ những sợi thép vô cùng mỏng, sắc được treo ngang tầm cổ. Bẫy rắn cũng thường xuất hiện trong nhiều lăng mộ cổ Ai Cập, chúng thường là những con rắn hổ mang cực độc, được huấn luyện để coi giữ lăng mộ. Loại bẫy không thể thiếu là bẫy chất độc, người ta sẽ rải rất nhiều bột hematite - loại bụi kim loại sắc nhọn, nếu vô tình hít phải bột hematite thì cơ thể sẽ bị bào mòn dần và chết từ từ trong đau đớn.6. Ai là Pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại? Cleopatra VII Philopator, trong lịch sử nổi tiếng với cái tên là Nữ hoàng Cleopatra. Bà là Pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại. Vương triều Ptolemy của bà tồn tại sau cái chết của Alexander Đại đế - người đứng đầu đế chế Hy Lạp nắm quyền cai trị Ai Cập lúc bấy giờ. Trong Vương triều của bà, tiếng Ai Cập không thịnh hành bằng tiếng Hy Lạp. Tiếng Hy Lạp được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các văn bản chính thức. Tuy nhiên, Cleopatra có học tiếng Ai Cập và bà tự nhận mình là hiện thân của nữ thần Ai Cập Iris. Ban đầu, bà cai trị vương quốc cùng với cha, sau đó là với các anh em trai, rồi cuối cùng bà nắm quyền độc lập và trở thành vị Pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại.7. Vì sao người Ai Cập cổ đại ướp xác người chết? Người Ai Cập cổ đại tin rằng nếu thi thể người chết bị tổn hại, khi đến thế giới bên kia, linh hồn của họ sẽ phải chịu cực khổ. Vì thế, những người Ai Cập giàu có, đặc biệt là thuộc hoàng gia, sẽ tìm cách bảo quản thi thể người đã khuất. Bên cạnh việc ướp xác, người Ai Cập cổ đại sẽ đặt những món đồ quý giá vào mộ người chết với hy vọng họ được hưởng cuộc sống sung túc, no đủ khi đến thế giới bên kia.8. Vì sao tu sĩ thực hiện ướp xác lại đeo mặt nạ? Ướp xác là một nghi lễ quan trọng đối với người Ai Cập cổ đại và được các tu sĩ giám sát, thực hiện cẩn thận. Trong số những người tham gia ướp xác, người dẫn đầu sẽ đội mặt nạ chó rừng nhằm đại diện cho Anubis, vị thần dẫn dắt linh hồn người chết. Người Ai Cập cổ đại quan niệm thần Anubis sẽ dẫn đường cho nhà vua khi đến thế giới vĩnh hằng.
1. Mộ của vị vua nào chứa hơn 5.000 cổ vật quý giá? Tutankhamun, hay còn gọi là vua Tut, trở thành pharaoh năm 9 tuổi. Đến năm 1327 trước Công nguyên, tức 9 năm sau khi lên ngôi, ông đột ngột qua đời. Vua Tut được an táng tại thung lũng các vị vua, nằm ở bờ tây sông Nile. Đến ngày 4/11/1922, một nhóm nghiên cứu do nhà Ai Cập học người Anh Howard Carter đứng đầu đã khai quật lăng mộ của vua Tut. Kết quả, nhóm nghiên cứu phát hiện hơn 5.000 vật phẩm đặt bên trong nơi an nghỉ của vị vua trẻ.
2. Ước tính, người Ai Cập cổ đại dùng bao nhiêu kg vàng ròng để chế tác phần quan tài bên trong của vị vua này? Hơn 5.000 vật phẩm được tìm thấy trong mộ vua Tut hầu hết được làm bằng vàng, bao gồm quan tài, mặt nạ, cung tên, cỗ xe... Ước tính, người Ai Cập cổ đại dùng 110 kg vàng ròng để chế tác phần quan tài bên trong. Sau khi khai quật số vật phẩm này, Howard Carter và nhóm nghiên cứu mất 10 năm để ghi chép và phân loại từng món đồ. Theo National Geographic, kể từ khi lăng mộ được phát hiện, vua Tutankhamun trở nên nổi tiếng, thu hút sự tò mò của nhiều thế hệ nhà nghiên cứu.
3. Vị Pharaoh nào được biết đến với công trình kim tự tháp Giza là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại? Khufu là con trai của Pharaoh Sneferu với Nữ hoàng Hetepheres I. Ông là Pharaoh thứ hai của triều vua thứ 4, trị vì những năm 2589-2566 trước Công nguyên. Ông được biết đến với công trình kim tự tháp Giza là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Tất cả các bức tượng của Khufu và phù điêu khác liên quan đến ông được tìm thấy đều bị vỡ, hoặc trong tình trạng hư hỏng. Bức tượng nguyên vẹn duy nhất về Khufu làm bằng ngà voi dài tầm ba inch phát hiện trong một ngôi đền đổ nát ở Abydos vào năm 1903. Khufu đã được nhắc đến trong "Westcar Papyrus," một cuốn sách nổi tiếng về ma thuật và bùa phép thuộc Vương triều thứ 3.
4. Trong cuộc đời của mình, các Pharaoh tiến hành xây dựng Kim tự tháp từ khi nào? Các Pharaoh đều bắt đầu xây dựng các kim tự tháp dành cho mình ngay khi họ lên ngôi. Thường những lăng mộ đặc biệt này được đặt bên bờ tây sông Nile, với quan niệm rằng linh hồn của các Pharaoh sẽ hòa cùng với ánh mặt trời và tiếp tục chu trình bất diệt cùng vầng thái dương. Phần trung tâm của các kim tự tháp thường được xây dựng từ đá vôi có chất lượng tốt, những lớp đá vôi này được dùng để xây lớp ngoài của kim tự tháp giúp chúng có một màu trắng lấp lánh có thể nhìn được từ cách xa hàng dặm. Đá đặt trên đỉnh thường là đá granit, bazan hoặc bất kì loại đá cứng nào khác có thể mạ được vàng, bạc hoặc electrum – hợp kim vàng và bạc. Đặc biệt những viên đá đó phải phản chiếu tốt với ánh sáng Mặt Trời.
5. Loại bẫy chất độc không thể thiếu trong các lăng mộ cổ là gì Có rất nhiều loại bẫy khác nhau được đặt trong các lăng mộ cổ nhằm mục đích bảo vệ các vua chúa khỏi sự quấy nhiễu, làm phiền của những người không mong muốn. Bẫy dây làm từ những sợi thép vô cùng mỏng, sắc được treo ngang tầm cổ. Bẫy rắn cũng thường xuất hiện trong nhiều lăng mộ cổ Ai Cập, chúng thường là những con rắn hổ mang cực độc, được huấn luyện để coi giữ lăng mộ. Loại bẫy không thể thiếu là bẫy chất độc, người ta sẽ rải rất nhiều bột hematite - loại bụi kim loại sắc nhọn, nếu vô tình hít phải bột hematite thì cơ thể sẽ bị bào mòn dần và chết từ từ trong đau đớn.
6. Ai là Pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại? Cleopatra VII Philopator, trong lịch sử nổi tiếng với cái tên là Nữ hoàng Cleopatra. Bà là Pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại. Vương triều Ptolemy của bà tồn tại sau cái chết của Alexander Đại đế - người đứng đầu đế chế Hy Lạp nắm quyền cai trị Ai Cập lúc bấy giờ. Trong Vương triều của bà, tiếng Ai Cập không thịnh hành bằng tiếng Hy Lạp. Tiếng Hy Lạp được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các văn bản chính thức. Tuy nhiên, Cleopatra có học tiếng Ai Cập và bà tự nhận mình là hiện thân của nữ thần Ai Cập Iris. Ban đầu, bà cai trị vương quốc cùng với cha, sau đó là với các anh em trai, rồi cuối cùng bà nắm quyền độc lập và trở thành vị Pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại.
7. Vì sao người Ai Cập cổ đại ướp xác người chết? Người Ai Cập cổ đại tin rằng nếu thi thể người chết bị tổn hại, khi đến thế giới bên kia, linh hồn của họ sẽ phải chịu cực khổ. Vì thế, những người Ai Cập giàu có, đặc biệt là thuộc hoàng gia, sẽ tìm cách bảo quản thi thể người đã khuất. Bên cạnh việc ướp xác, người Ai Cập cổ đại sẽ đặt những món đồ quý giá vào mộ người chết với hy vọng họ được hưởng cuộc sống sung túc, no đủ khi đến thế giới bên kia.
8. Vì sao tu sĩ thực hiện ướp xác lại đeo mặt nạ? Ướp xác là một nghi lễ quan trọng đối với người Ai Cập cổ đại và được các tu sĩ giám sát, thực hiện cẩn thận. Trong số những người tham gia ướp xác, người dẫn đầu sẽ đội mặt nạ chó rừng nhằm đại diện cho Anubis, vị thần dẫn dắt linh hồn người chết. Người Ai Cập cổ đại quan niệm thần Anubis sẽ dẫn đường cho nhà vua khi đến thế giới vĩnh hằng.