Nhà máy thủy điện Sơn La (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) được khởi công xây dựng vào 2005. Với công suất lắp đặt 2.400 MW, gồm 6 tổ máy (6 tổ x 400 MW), sản lượng điện trung bình khoảng 10 tỷ KW/năm, thuỷ điện Sơn La trở thành đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.Thủy điện Sơn La sử dụng công nghệ bê tông đầm lăn hiện đại nhất thời bấy giờ. Công nghệ này giúp cho thi công nhanh hơn, rẻ hơn so với công nghệ đổ bê tông truyền thống. Điều tự hào nhất là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á này hoàn toàn do kỹ sư và công nhân Việt Nam thiết kế và thi công, chuyên gia nước ngoài chỉ đóng vai trò giám sát.Tham gia xây dựng thủy điện Sơn La có tới 13 nhà thầu thành viên do Tổng Công ty sông Đà làm tổng thầu; Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư. Đặc biệt, thủy điện Sơn La là công trình có khối lượng công việc vô cùng khủng khiếp.Trên công trường thường xuyên có 8.000 – 10.000 người làm việc, những lúc cao điểm có thể lên tới 15.000 người.Để có công trình thế kỷ này, những người thợ ở đây phải đào hơn 16,6 triệu m3 đá, xúc vận chuyển trên 20 triệu m3 đất đá, đầm 2 triệu m3 đất nền, đổ gần 6 triệu m3 bê tông, lắp đặt trên 115.000 tấn thiết bị.Sáu máy biến áp có trọng lượng 280 tấn, 18 kiện của máy biến áp siêu trường siêu trọng từng trải qua cuộc di chuyển khó khăn về tới công trường an toàn, đúng tiến độ.Một xí nghiệp cơ khí tại Việt Nam lần đầu sản xuất chiếc cẩu siêu trường siêu trọng 1.200 tấn (chi phí rẻ bằng 1/3 so với mua ở nước ngoài) để đưa thiết bị có trọng lượng 1.000 tấn, nặng nhất trong các nhà máy thuỷ điện của Việt Nam vào đúng vị trí của tổ máy với sai số 3cm.Đặc biệt, khi đi vào sử dụng, Thủy điện Sơn La nổi tiếng là thủy điện có hồ chứa rộng nhất với diện tích diện tích hồ chứa 224 km2 với tổng dung tích là 9,26 tỉ m3 nước.Ngoài việc cung cấp nước phục vụ phát điện, hồ thủy điện Sơn La còn đóng một vai trò quan trọng trong việc phục vụ sản xuất nông nghiệp cho khu vực đồng bằng Sông Hồng cũng như điều tiết lũ.Tuy là một công trình mang tầm cỡ khu vực, nhưng Thủy điện Sơn La không làm ảnh hưởng đến không gian thiên nhiên tuyệt đẹp xung quanh. Những dãy núi, triền đồi xanh mướt bên cạnh dòng nước trong xanh và công trình thủy điện đáng tự hào đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn.Mời độc giả xem video:Vịt Quay Lạng Sơn - Ra Phố Là Phải Đẹp - Ẩm Thực Đường Phố. Nguồn: VTV Travel.
Nhà máy thủy điện Sơn La (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) được khởi công xây dựng vào 2005. Với công suất lắp đặt 2.400 MW, gồm 6 tổ máy (6 tổ x 400 MW), sản lượng điện trung bình khoảng 10 tỷ KW/năm, thuỷ điện Sơn La trở thành đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.
Thủy điện Sơn La sử dụng công nghệ bê tông đầm lăn hiện đại nhất thời bấy giờ. Công nghệ này giúp cho thi công nhanh hơn, rẻ hơn so với công nghệ đổ bê tông truyền thống.
Điều tự hào nhất là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á này hoàn toàn do kỹ sư và công nhân Việt Nam thiết kế và thi công, chuyên gia nước ngoài chỉ đóng vai trò giám sát.
Tham gia xây dựng thủy điện Sơn La có tới 13 nhà thầu thành viên do Tổng Công ty sông Đà làm tổng thầu; Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư.
Đặc biệt, thủy điện Sơn La là công trình có khối lượng công việc vô cùng khủng khiếp.
Trên công trường thường xuyên có 8.000 – 10.000 người làm việc, những lúc cao điểm có thể lên tới 15.000 người.
Để có công trình thế kỷ này, những người thợ ở đây phải đào hơn 16,6 triệu m3 đá, xúc vận chuyển trên 20 triệu m3 đất đá, đầm 2 triệu m3 đất nền, đổ gần 6 triệu m3 bê tông, lắp đặt trên 115.000 tấn thiết bị.
Sáu máy biến áp có trọng lượng 280 tấn, 18 kiện của máy biến áp siêu trường siêu trọng từng trải qua cuộc di chuyển khó khăn về tới công trường an toàn, đúng tiến độ.
Một xí nghiệp cơ khí tại Việt Nam lần đầu sản xuất chiếc cẩu siêu trường siêu trọng 1.200 tấn (chi phí rẻ bằng 1/3 so với mua ở nước ngoài) để đưa thiết bị có trọng lượng 1.000 tấn, nặng nhất trong các nhà máy thuỷ điện của Việt Nam vào đúng vị trí của tổ máy với sai số 3cm.
Đặc biệt, khi đi vào sử dụng, Thủy điện Sơn La nổi tiếng là thủy điện có hồ chứa rộng nhất với diện tích diện tích hồ chứa 224 km2 với tổng dung tích là 9,26 tỉ m3 nước.
Ngoài việc cung cấp nước phục vụ phát điện, hồ thủy điện Sơn La còn đóng một vai trò quan trọng trong việc phục vụ sản xuất nông nghiệp cho khu vực đồng bằng Sông Hồng cũng như điều tiết lũ.
Tuy là một công trình mang tầm cỡ khu vực, nhưng Thủy điện Sơn La không làm ảnh hưởng đến không gian thiên nhiên tuyệt đẹp xung quanh. Những dãy núi, triền đồi xanh mướt bên cạnh dòng nước trong xanh và công trình thủy điện đáng tự hào đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn.
Mời độc giả xem video:Vịt Quay Lạng Sơn - Ra Phố Là Phải Đẹp - Ẩm Thực Đường Phố. Nguồn: VTV Travel.