Sophie Zhang từng làm việc tại Facebook với tư cách là nhà khoa học dữ liệu tại gã khổng lồ công nghệ này trong gần ba năm. Tuy nhiên, Zhang bị Facebook sa thải năm 2020.Sau khi bị sa thải, Zhang đã viết một bản ghi nhớ dài kể chi tiết về việc cô tin rằng công ty đã không có hành động để giải quyết sự thù ghét và thông tin sai lệch - đặc biệt là ở những quốc gia nhỏ và đang phát triển.Phát biểu với CNN tại nhà riêng ở California vào ngày 10/10 vừa qua, Zhang sẵn sàng làm chứng trước Quốc hội để tố cáo Facebook - "người chủ cũ của mình".Trên Twitter của mình Zhang cũng cho biết cô đã cung cấp tài liệu cho cơ quan thực thi pháp luật Mỹ liên quan đến hành vi hình sự tiềm năng.Zhang từ chối nêu chính xác tên cơ quan mà cô cung cấp tài liệu. Người phát ngôn của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) thì từ chối đưa ra bình luận.Trọng tâm của những cáo buộc của Zhang về Facebook là công ty không có hành động để giải quyết việc lạm dụng nền tảng của mình ở các quốc gia bên ngoài Mỹ.Theo hồ sơ hàng quý gần đây nhất của Facebook cho biết, khoảng 90% người dùng hoạt động hàng tháng của Facebook ở bên ngoài Mỹ và Canada.Zhang quyết định lên tiếng vì nhận thấy sự ủng hộ từ Quốc hội Mỹ trong nỗ lực bảo vệ trẻ em trên mạng, sau khi cựu quản lý Facebook Frances Haugen ra điều trần tại Thượng viện hồi đầu tháng 10.Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Facebook đã bác bỏ cáo buộc đó vào ngày 11/10 và cho rằng công ty đã đầu tư hàng tỷ USD vào an toàn và bảo mật trong những năm gần đây.Có thể thấy, vào thời điểm này Facebook đang đối mặt với sự chỉ trích lớn từ nhiều phía, cũng như phải đối mặt với các vụ điều tra từ hàng loạt các tờ báo lớn tại Mỹ.Mọi chuyện bắt đầu từ giữa tháng 9, khi Tạp chí Phố Wall đăng tải một loạt bài điều tra dựa trên những bằng chứng cung cấp bởi Frances Haugen, cựu nhân viên cấp cao tại Facebook."Đã rất nhiều lần rồi, Facebook cho thấy họ luôn chọn lợi nhuận hơn là an toàn", Haugen nói. "Tôi không tin rằng họ thực sự sẵn sàng đầu tư những gì cần thiết để giữ cho Facebook không trở thành mối đe dọa".Mời các bạn xem video: Cảnh báo thủ đoạn hack Facebook để chiếm đoạt tài sản. Nguồn: VTV.
Sophie Zhang từng làm việc tại Facebook với tư cách là nhà khoa học dữ liệu tại gã khổng lồ công nghệ này trong gần ba năm. Tuy nhiên, Zhang bị Facebook sa thải năm 2020.
Sau khi bị sa thải, Zhang đã viết một bản ghi nhớ dài kể chi tiết về việc cô tin rằng công ty đã không có hành động để giải quyết sự thù ghét và thông tin sai lệch - đặc biệt là ở những quốc gia nhỏ và đang phát triển.
Phát biểu với CNN tại nhà riêng ở California vào ngày 10/10 vừa qua, Zhang sẵn sàng làm chứng trước Quốc hội để tố cáo Facebook - "người chủ cũ của mình".
Trên Twitter của mình Zhang cũng cho biết cô đã cung cấp tài liệu cho cơ quan thực thi pháp luật Mỹ liên quan đến hành vi hình sự tiềm năng.
Zhang từ chối nêu chính xác tên cơ quan mà cô cung cấp tài liệu. Người phát ngôn của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) thì từ chối đưa ra bình luận.
Trọng tâm của những cáo buộc của Zhang về Facebook là công ty không có hành động để giải quyết việc lạm dụng nền tảng của mình ở các quốc gia bên ngoài Mỹ.
Theo hồ sơ hàng quý gần đây nhất của Facebook cho biết, khoảng 90% người dùng hoạt động hàng tháng của Facebook ở bên ngoài Mỹ và Canada.
Zhang quyết định lên tiếng vì nhận thấy sự ủng hộ từ Quốc hội Mỹ trong nỗ lực bảo vệ trẻ em trên mạng, sau khi cựu quản lý Facebook Frances Haugen ra điều trần tại Thượng viện hồi đầu tháng 10.
Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Facebook đã bác bỏ cáo buộc đó vào ngày 11/10 và cho rằng công ty đã đầu tư hàng tỷ USD vào an toàn và bảo mật trong những năm gần đây.
Có thể thấy, vào thời điểm này Facebook đang đối mặt với sự chỉ trích lớn từ nhiều phía, cũng như phải đối mặt với các vụ điều tra từ hàng loạt các tờ báo lớn tại Mỹ.
Mọi chuyện bắt đầu từ giữa tháng 9, khi Tạp chí Phố Wall đăng tải một loạt bài điều tra dựa trên những bằng chứng cung cấp bởi Frances Haugen, cựu nhân viên cấp cao tại Facebook.
"Đã rất nhiều lần rồi, Facebook cho thấy họ luôn chọn lợi nhuận hơn là an toàn", Haugen nói. "Tôi không tin rằng họ thực sự sẵn sàng đầu tư những gì cần thiết để giữ cho Facebook không trở thành mối đe dọa".