Những ảnh chụp cuộn giấy cói Tử thư (hay còn gọi Quyển sách của cái chết) dài gần 16m mới được Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập công bố thu hút sự quan tâm của công chúng.Cổ vật khoảng 2.000 tuổi này được tìm thấy bên trong một quan tài ở ngôi mộ gần Kim tự tháp bậc thang Djoser, Saqqara vào tháng 5/2022.Theo các chuyên gia, người Ai Cập cổ đại thường chôn Tử thư cùng với người chết. Trong cuộn giấy cói này, người Ai Cập có những hướng dẫn đưa linh hồn người quá cố sang thế giới bên kia.Sau khi tìm thấy, các chuyên gia đã dịch Tử thư sang tiếng Arab trước khi trưng bày ở Bảo tàng Ai Cập, Cairo. Ghi chép trên cuộn giấy được viết bằng chữ thầy tu - kiểu chữ bắt nguồn từ chữ tượng hình.Sau khi giải mã nội dung cuộn giấy cói Tử thư dài gần 16m, các chuyên gia phát hiện tên goi của chủ nhân ngôi mộ là Ahmose được nhắc tới khoảng 260 lần trong cổ vật này.Ahmose sống vào khoảng năm 300 trước Công nguyên, gần với thời gian bắt đầu vương triều của pharaoh Ptolemy.Cuộn giấy cói khoảng 2.000 tuổi trên được viết bằng mực đen và đỏ. Chất lượng chữ viết hé lộ người viết là một chuyên gia.Những ghi chép trong cuộn giấy cói Tử thư có nhiều hình minh họa như Osiris - vị thần cai quản thế giới bên kia theo quan niệm của Ai Cập cổ đại.Ngoài hình ảnh các vị thần, Tử thư còn có các hình minh họa mô tả đồ cúng tế, thuyền, còn bò, cặp đôi đang vái lạy các nữ thần của người Ai Cập, nghi lễ cân trái tim người quá cố với chiếc lông của nữ thần Maat...Mặc dù cuộn giấy cói Tử thư này có kích thước khá lớn nhưng chưa phải lớn nhất. Trước đó, các nhà khảo cổ đã khai quật được Tử thư có chiều dài lên tới 37m và hiện được trưng bày ở Bảo tàng Anh.Mời độc giả xem video: Sốc với những bí mật trong xưởng ướp xác Ai Cập cổ đại. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Những ảnh chụp cuộn giấy cói Tử thư (hay còn gọi Quyển sách của cái chết) dài gần 16m mới được Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập công bố thu hút sự quan tâm của công chúng.
Cổ vật khoảng 2.000 tuổi này được tìm thấy bên trong một quan tài ở ngôi mộ gần Kim tự tháp bậc thang Djoser, Saqqara vào tháng 5/2022.
Theo các chuyên gia, người Ai Cập cổ đại thường chôn Tử thư cùng với người chết. Trong cuộn giấy cói này, người Ai Cập có những hướng dẫn đưa linh hồn người quá cố sang thế giới bên kia.
Sau khi tìm thấy, các chuyên gia đã dịch Tử thư sang tiếng Arab trước khi trưng bày ở Bảo tàng Ai Cập, Cairo. Ghi chép trên cuộn giấy được viết bằng chữ thầy tu - kiểu chữ bắt nguồn từ chữ tượng hình.
Sau khi giải mã nội dung cuộn giấy cói Tử thư dài gần 16m, các chuyên gia phát hiện tên goi của chủ nhân ngôi mộ là Ahmose được nhắc tới khoảng 260 lần trong cổ vật này.
Ahmose sống vào khoảng năm 300 trước Công nguyên, gần với thời gian bắt đầu vương triều của pharaoh Ptolemy.
Cuộn giấy cói khoảng 2.000 tuổi trên được viết bằng mực đen và đỏ. Chất lượng chữ viết hé lộ người viết là một chuyên gia.
Những ghi chép trong cuộn giấy cói Tử thư có nhiều hình minh họa như Osiris - vị thần cai quản thế giới bên kia theo quan niệm của Ai Cập cổ đại.
Ngoài hình ảnh các vị thần, Tử thư còn có các hình minh họa mô tả đồ cúng tế, thuyền, còn bò, cặp đôi đang vái lạy các nữ thần của người Ai Cập, nghi lễ cân trái tim người quá cố với chiếc lông của nữ thần Maat...
Mặc dù cuộn giấy cói Tử thư này có kích thước khá lớn nhưng chưa phải lớn nhất. Trước đó, các nhà khảo cổ đã khai quật được Tử thư có chiều dài lên tới 37m và hiện được trưng bày ở Bảo tàng Anh.
Mời độc giả xem video: Sốc với những bí mật trong xưởng ướp xác Ai Cập cổ đại. Nguồn: Kienthuc.net.vn.