Ngày 3/2, SpaceX đã phóng một tên lửa Falcon 9 lên quỹ đạo Trái Đất, mang theo 49 vệ tinh từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida (Mỹ). Sau khi phóng, 49 vệ tinh SpaceX bắt đầu quay xung quanh cách Trái Đất gần 130 dặm (210 km).Quỹ đạo thấp này được thiết kế có chủ đích để làm cho các vệ tinh có thể quay trở lại và tái sử dụng trong trường hợp xảy ra sự cố sau phóng. Tuy nhiên, lựa chọn này cũng khiến các vệ tinh dễ bị ảnh hưởng bởi bão địa từ.Các dữ liệu cho thấy vào ngày 4-2, các vệ tinh đã bị một cơn bão địa từ (còn gọi là bão Mặt Trời) quật trúng. Dù nhóm vận hành của SpaceX đã nỗ lực điều khiến tàu vũ trụ để giảm lực cản, nhưng chỉ khoảng 10 vệ tinh sẽ sống sót để đến đích.Đó là một cơn bão khủng khiếp do Mặt Trời tạo ra, đổ năng lượng vào bầu khí quyển trên của hành tinh, làm nóng nó, khiến nó phồng lên và trở nên đặc hơn, gia tăng lực cản và khiến quá trình phóng vệ tinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng."Thật không may, các vệ tinh được triển khai tuần trước đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi một cơn bão địa từ xảy ra 1 ngày sau đó", SpaceX cho biết trong một tuyên bố đăng tải ngày 8/2.Phân tích sơ bộ cho thấy lực cản gia tăng ở độ cao thấp đã ngăn cản các vệ tinh rời khỏi chế độ an toàn để bắt đầu các hoạt động nâng quỹ đạo. Ước tính có tới 40 vệ tinh sẽ quay lại Trái Đất.SpaceX nói thêm rằng các vệ tinh Starlink đang quay quanh quỹ đạo không có nguy cơ va chạm với các vệ tinh khác và sẽ bị phá vỡ hoàn toàn khi quay trở lại khí quyển mà không tạo ra các mảnh vỡ trên quỹ đạo.SpaceX không tiết lộ chính xác chi phí của vệ tinh Starlink và các vụ phóng bằng Falcon 9 của chúng, tuy nhiên mất mát này có thể đưa đến khoản thiệt hại tài chính lên tới 50 triệu USD.Bên cạnh đó, công ty này khẳng định "tình huống hy hữu này" cho thấy đội ngũ Starlink đã trải qua quãng thời gian dài để đảm bảo hệ thống của họ luôn đi đầu trong việc giảm tối đa các mảnh vỡ trên quỹ đạo.Việc phóng vệ tinh Starlink nằm trong chương trình cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao cùng tên của SpaceX, hướng tới mang lại trải nghiệm kết nối ở mọi nơi, mọi lúc.Tuy nhiên theo một nghiên cứu gần đây, vệ tinh Starlink đang để lại các vệt trên các bức ảnh không gian sâu mà các nhà thiên văn học chụp được và gây khó khăn cho các nhà khoa học xác định các tiểu hành tinh nguy hiểm.Liên minh Thiên văn Quốc tế đã thành lập “Trung tâm Bảo vệ bầu trời tối và yên tĩnh khỏi sự giao thoa của các chòm sao vệ tinh” để phản đối dòng di chuyển của các vệ tinh Starlink.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Ngày 3/2, SpaceX đã phóng một tên lửa Falcon 9 lên quỹ đạo Trái Đất, mang theo 49 vệ tinh từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida (Mỹ). Sau khi phóng, 49 vệ tinh SpaceX bắt đầu quay xung quanh cách Trái Đất gần 130 dặm (210 km).
Quỹ đạo thấp này được thiết kế có chủ đích để làm cho các vệ tinh có thể quay trở lại và tái sử dụng trong trường hợp xảy ra sự cố sau phóng. Tuy nhiên, lựa chọn này cũng khiến các vệ tinh dễ bị ảnh hưởng bởi bão địa từ.
Các dữ liệu cho thấy vào ngày 4-2, các vệ tinh đã bị một cơn bão địa từ (còn gọi là bão Mặt Trời) quật trúng. Dù nhóm vận hành của SpaceX đã nỗ lực điều khiến tàu vũ trụ để giảm lực cản, nhưng chỉ khoảng 10 vệ tinh sẽ sống sót để đến đích.
Đó là một cơn bão khủng khiếp do Mặt Trời tạo ra, đổ năng lượng vào bầu khí quyển trên của hành tinh, làm nóng nó, khiến nó phồng lên và trở nên đặc hơn, gia tăng lực cản và khiến quá trình phóng vệ tinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
"Thật không may, các vệ tinh được triển khai tuần trước đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi một cơn bão địa từ xảy ra 1 ngày sau đó", SpaceX cho biết trong một tuyên bố đăng tải ngày 8/2.
Phân tích sơ bộ cho thấy lực cản gia tăng ở độ cao thấp đã ngăn cản các vệ tinh rời khỏi chế độ an toàn để bắt đầu các hoạt động nâng quỹ đạo. Ước tính có tới 40 vệ tinh sẽ quay lại Trái Đất.
SpaceX nói thêm rằng các vệ tinh Starlink đang quay quanh quỹ đạo không có nguy cơ va chạm với các vệ tinh khác và sẽ bị phá vỡ hoàn toàn khi quay trở lại khí quyển mà không tạo ra các mảnh vỡ trên quỹ đạo.
SpaceX không tiết lộ chính xác chi phí của vệ tinh Starlink và các vụ phóng bằng Falcon 9 của chúng, tuy nhiên mất mát này có thể đưa đến khoản thiệt hại tài chính lên tới 50 triệu USD.
Bên cạnh đó, công ty này khẳng định "tình huống hy hữu này" cho thấy đội ngũ Starlink đã trải qua quãng thời gian dài để đảm bảo hệ thống của họ luôn đi đầu trong việc giảm tối đa các mảnh vỡ trên quỹ đạo.
Việc phóng vệ tinh Starlink nằm trong chương trình cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao cùng tên của SpaceX, hướng tới mang lại trải nghiệm kết nối ở mọi nơi, mọi lúc.
Tuy nhiên theo một nghiên cứu gần đây, vệ tinh Starlink đang để lại các vệt trên các bức ảnh không gian sâu mà các nhà thiên văn học chụp được và gây khó khăn cho các nhà khoa học xác định các tiểu hành tinh nguy hiểm.
Liên minh Thiên văn Quốc tế đã thành lập “Trung tâm Bảo vệ bầu trời tối và yên tĩnh khỏi sự giao thoa của các chòm sao vệ tinh” để phản đối dòng di chuyển của các vệ tinh Starlink.