Bạn có từng thắc mắc vào những ngày thời tiết nắng nóng, thời chưa có tủ lạnh hiện đại, người xưa làm cách nào để có thể bảo quản thực phẩm tươi không bị hỏng trong nhiều ngày? Và đây chính là chiếc tủ lạnh thời ''ông bà anh'', không cần dùng điện mà vẫn dùng tốt giữa sa mạc nắng nóng.Loại "tủ lạnh" mà người xưa vẫn dùng còn được gọi là Zeer Pot, từng được sử dụng rất phổ biến ở vùng nông thôn Châu Phi và Trung Đông, nơi có nắng nóng khủng khiếp và nhiệt độ có thể lên tới 50 độ C. Ngày nay nó vẫn được nhiều hộ nghèo sử dụng để bảo quản rau củ quả.Zeer Pot có cấu tạo cực đơn giản, chỉ bao gồm 2 chiếc chậu đất nung lồng vào nhau, ở giữa 2 lớp chậu có đổ một lớp cát ướt để cách nhiệt lớp trong với môi trường và thu nhiệt trong chậu đẩy ra ngoài môi trường.Cơ chế hoạt động của Zeer Pot phức tạp chẳng kém gì một chiếc tủ lạnh chạy điện ngày nay. Vẫn sử dụng nguyên tắc bay hơi thu nhiệt, lớp cát ướt ở giữa sẽ đóng vai trò là chất lỏng, ngấm vào lớp đất nung xốp của chậu ngoài, và được nhiệt độ nóng và khô bên ngoài làm bay hơi.Quá trình bay hơi chất lỏng ở mặt ngoài của chậu sẽ lấy đi nhiệt lượng của "buồng lạnh" ở bên trong và thải vào không khí theo sự bay hơi.Trong khi đó, lớp cát ướt vừa đóng vai trò giữ cho nhiệt lượng cực cao ở bên ngoài môi trường không làm nóng ngược trở lại buồng lạnh bên trong, giống như các lớp xốp dày trên thân tủ lạnh hiện nay vậy.Mặc dù ông bà ta thời xưa sử dụng Zeer Pot với mục đích là bảo quản thức ăn được tươi lâu hơn nhưng điều gây sốc là, nếu đặt ''tủ lạnh'' này trong một môi trường cực khô, có độ ẩm không khí rất thấp và luồng gió nhẹ thổi qua iên tục thì khoảng không chứa thức ăn bên trong Zeer Pot có thể hạ xuống tới mức gần 6 độ C.Trong khi ngăn bảo quản thức ăn của tủ lạnh hiện nay là 4 độ C. Mặc dù ở điều kiện lý tưởng là vậy, nhưng ở điều kiện thông thường, vẫn có thể bảo quản rau tươi trong suốt cả tuần mà không bị héo úa.Mặc dù nghe có vẻ hiệu quả là vậy, tủ lạnh không dùng điện thời ''ông bà anh'' vẫn tồn tại những nhược điểm khiến nó không thể hoạt động tốt ở một số nơi.Đầu tiên, dù hoạt động rất hiệu quả ở Châu Phi và Trung Đông nhưng sẽ không hoạt động tốt ở một số nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, bởi độ ẩm không khí tại nước ta thường cao trên 80%.Mặt khác, chiếc chậu thần kỳ này sẽ hết tác dụng khi bị ánh nắng chiếu trực diện. Toàn bộ nhiệt lượng được đẩy ra ngoài môi trường sẽ bị bơm ngược trở lại trong chậu bởi nhiệt lượng của ánh sáng mặt trời cao hơn rất nhiều so với lượng nhiệt ít ỏi thoát ra do bay hơi.Hơn nữa, cấu trúc nghe đơn giản là vậy nhưng có một yêu cầu nhỏ là chậu bên ngoài phải làm bằng vật liệu xốp, không tráng men hay bất cứ biện pháp phủ bề mặt nào khiến nước không thể bay hơi. Kích cỡ chậu càng lớn thì tỉ lệ giữa mặt ngoài và buồng lạnh sẽ càng thấp, hiệu quả của Zeer Pot cũng giảm xuống.Dù vậy, đối với thời nghèo khó, thiếu tiện ích sinh hoạt như ngày xưa, thì việc có một chiếc ''tủ lạnh'' đặc biệt như Zeer Pot để bảo quản thực phẩmvẫn là một sự lựa chọn tốt.
Những thói quen "chết người" khi dùng tủ lạnh | VTC Now
Bạn có từng thắc mắc vào những ngày thời tiết nắng nóng, thời chưa có tủ lạnh hiện đại, người xưa làm cách nào để có thể bảo quản thực phẩm tươi không bị hỏng trong nhiều ngày? Và đây chính là chiếc tủ lạnh thời ''ông bà anh'', không cần dùng điện mà vẫn dùng tốt giữa sa mạc nắng nóng.
Loại "tủ lạnh" mà người xưa vẫn dùng còn được gọi là Zeer Pot, từng được sử dụng rất phổ biến ở vùng nông thôn Châu Phi và Trung Đông, nơi có nắng nóng khủng khiếp và nhiệt độ có thể lên tới 50 độ C. Ngày nay nó vẫn được nhiều hộ nghèo sử dụng để bảo quản rau củ quả.
Zeer Pot có cấu tạo cực đơn giản, chỉ bao gồm 2 chiếc chậu đất nung lồng vào nhau, ở giữa 2 lớp chậu có đổ một lớp cát ướt để cách nhiệt lớp trong với môi trường và thu nhiệt trong chậu đẩy ra ngoài môi trường.
Cơ chế hoạt động của Zeer Pot phức tạp chẳng kém gì một chiếc tủ lạnh chạy điện ngày nay. Vẫn sử dụng nguyên tắc bay hơi thu nhiệt, lớp cát ướt ở giữa sẽ đóng vai trò là chất lỏng, ngấm vào lớp đất nung xốp của chậu ngoài, và được nhiệt độ nóng và khô bên ngoài làm bay hơi.
Quá trình bay hơi chất lỏng ở mặt ngoài của chậu sẽ lấy đi nhiệt lượng của "buồng lạnh" ở bên trong và thải vào không khí theo sự bay hơi.
Trong khi đó, lớp cát ướt vừa đóng vai trò giữ cho nhiệt lượng cực cao ở bên ngoài môi trường không làm nóng ngược trở lại buồng lạnh bên trong, giống như các lớp xốp dày trên thân tủ lạnh hiện nay vậy.
Mặc dù ông bà ta thời xưa sử dụng Zeer Pot với mục đích là bảo quản thức ăn được tươi lâu hơn nhưng điều gây sốc là, nếu đặt ''tủ lạnh'' này trong một môi trường cực khô, có độ ẩm không khí rất thấp và luồng gió nhẹ thổi qua iên tục thì khoảng không chứa thức ăn bên trong Zeer Pot có thể hạ xuống tới mức gần 6 độ C.
Trong khi ngăn bảo quản thức ăn của tủ lạnh hiện nay là 4 độ C. Mặc dù ở điều kiện lý tưởng là vậy, nhưng ở điều kiện thông thường, vẫn có thể bảo quản rau tươi trong suốt cả tuần mà không bị héo úa.
Mặc dù nghe có vẻ hiệu quả là vậy, tủ lạnh không dùng điện thời ''ông bà anh'' vẫn tồn tại những nhược điểm khiến nó không thể hoạt động tốt ở một số nơi.
Đầu tiên, dù hoạt động rất hiệu quả ở Châu Phi và Trung Đông nhưng sẽ không hoạt động tốt ở một số nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, bởi độ ẩm không khí tại nước ta thường cao trên 80%.
Mặt khác, chiếc chậu thần kỳ này sẽ hết tác dụng khi bị ánh nắng chiếu trực diện. Toàn bộ nhiệt lượng được đẩy ra ngoài môi trường sẽ bị bơm ngược trở lại trong chậu bởi nhiệt lượng của ánh sáng mặt trời cao hơn rất nhiều so với lượng nhiệt ít ỏi thoát ra do bay hơi.
Hơn nữa, cấu trúc nghe đơn giản là vậy nhưng có một yêu cầu nhỏ là chậu bên ngoài phải làm bằng vật liệu xốp, không tráng men hay bất cứ biện pháp phủ bề mặt nào khiến nước không thể bay hơi. Kích cỡ chậu càng lớn thì tỉ lệ giữa mặt ngoài và buồng lạnh sẽ càng thấp, hiệu quả của Zeer Pot cũng giảm xuống.
Dù vậy, đối với thời nghèo khó, thiếu tiện ích sinh hoạt như ngày xưa, thì việc có một chiếc ''tủ lạnh'' đặc biệt như Zeer Pot để bảo quản thực phẩmvẫn là một sự lựa chọn tốt.
Những thói quen "chết người" khi dùng tủ lạnh | VTC Now