Từng có 2 Mặt Trăng tồn tại. Theo các nhà thiên văn học, Trái Đất từng có 2 Mặt Trăng vào khoảng 4,6 triệu năm trước. Trong đó, Mặt Trăng thứ hai có đường kính khoảng 1.200 km, quay cùng quỹ đạo, sau đó tự kết liễu đời mình khi đâm vào Mặt Trăng ngày nay. Điều này cũng được giải thích cho việc vì sao một nửa của Mặt Trăng lại lỗ chỗ như vậy - đó chính là "hậu quả" của cú va chạm khủng khiếp này. Cực từ Trái Đất có thể thay đổi. Từ việc kiểm tra các loại đá núi lửa, các nhà khoa học phát hiện ra, từ trường của Trái Đất đã thay đổi nhiều lần. Trong đó, lần cuối cùng cách đây gần 10 triệu năm. Tuy nhiên, giới khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi này. Và trong tương lai, điều này có thể tiếp tục diễn ra.Vẫn chưa biết được về lớp phủ Trái Đất. Theo các nhà địa chất học, lớp phủ của Trái Đất nằm ở độ sâu 30–900 km, trong khi "hố" sâu nhất mà con người đào được là giếng Kola ở Nga, chỉ sâu 12,3 km. Cho nên, chúng ta vẫn chưa được biết đến lớp phủ của Trái Đất. Tuy nhiên, khi khu vực lớp phủ Trái Đất nóng lên và tan chảy, tạo ra đá núi lửa khi magma, chúng ta có thể biết được thành phần của vật chất hình thành nên chúng. Ảnh: ShutterStock.Mặt Trăng cũng có động đất. Giả thiết cho rằng sự xuất hiện của các vụ "động trăng" này có liên quan đến lực thủy triều của Mặt Trời và Trái Đất và sự rơi của các thiên thạch. Ảnh minh họa: iStockTrái Đất quay nhanh. Trái Đất quay với tốc độ 1.600 km/h, và quay quanh Mặt Trời với tốc độ 108.00 km/h. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể cảm nhận được chuyển động nếu tốc độ của nó thay đổi. Do tốc độ quay của Trái Đất và lực hấp dẫn là không đổi, chúng ta hoàn toàn không cảm nhận được.Ngày càng dài hơn. Theo các nhà khoa học, 620 triệu năm trước, một ngày trên Trái Đất kéo dài 21,9 giờ. Sau đó, Trái Đất giảm dần tốc độ quay của nó. Tuy nhiên, điều này xảy ra rất chậm, khoảng 70 mili giây trong 100 năm. Điều đó có nghĩa, sẽ phải mất 100 triệu năm để một ngày có 25 giờ.Lực hấp dẫn khác nhau. Các nhà khoa học phát hiện ra, không phải nơi nào trên Trái Đất cũng có trọng lực giống nhau, mà thấp và cao khác nhau. Trong đó, Vịnh Hudson ở Canada có trọng lực rất thấp. Điều này có thể do sự tan chảy nhanh chóng của các sông băng. Ảnh: Jonathan Hayward/The Canadian Press.Nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất. Điểm nóng nhất trên Trái Đất chúng ta được xác định là ở El-Aziziyah (Libya). Nhiệt độ ở đây có khi lên đến +58 °С. Và lạnh nhất là Nam Cực. Vào mùa đông, nhiệt độ ở đó giảm xuống -73 °C. Nhưng nhiệt độ cực thấp (-89,2 °С) được ghi nhận tại trạm Vostok của Nga, vào ngày 21/71983. Ảnh: VOV.Có thể nhìn thấy hành tinh bị ô nhiễm nặng từ không gian. Theo các phi hành gia, tầm nhìn về Trái Đất từ không gian vào năm 1978 rất khác so với hiện tại. Do lượng lớn các mảnh vụn và chất thải không gian, hành tinh có màu xanh lá cây-trắng-xanh chuyển sang màu nâu-xám-đen. Ảnh: VOV.Theo các nhà khoa học, Trái Đất được cấu tạo bởi sắt, oxy và silic. Nếu chia hành tinh theo thành phần, nó sẽ giống như sau: sắt 32,1%, oxy 30,1%, silic 15,1%, và magiê 13,9%. Các nhà khoa học tin rằng, có khoảng 90% sắt được tìm thấy trong lõi Trái Đất và phần lớn oxy (khoảng 47%) ở vỏ Trái Đất.Trái Đất cổ xưa màu tím. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của màu tím này là do thực vật cổ đại không sử dụng chất diệp lục để hấp thụ ánh sáng Mặt Trời mà là một sắc tố khác - retinal. Với retinal, chúng hấp thụ ánh sáng màu lục, và phản xạ lại màu đỏ và tím, khi trộn lẫn lại sẽ thành màu tím. Ngày nay, retinal vẫn tồn tại trong cơ thể một số vi khuẩn. Đại dương ngầm trong lòng Trái Đất. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hồ chứa nước khổng lồ có niên đại 2,7 tỷ năm tuổi ở độ sâu 410-660 km dưới bề mặt Trái Đất, đủ để lấp đầy tất cả các đại dương trên Trái Đất 3 lần. Từ đây, có giả thuyết cho rằng các đại dương trên Trái Đất hình thành từ sự bùng nổ của đại dương ngầm. Và nếu đại dương ngầm khô cạn, sự sống có thể bị xóa sổ.Mời quý độc giả xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất || Những Điều Kỳ Thú. Nguồn: Yan News.
Từng có 2 Mặt Trăng tồn tại. Theo các nhà thiên văn học, Trái Đất từng có 2 Mặt Trăng vào khoảng 4,6 triệu năm trước. Trong đó, Mặt Trăng thứ hai có đường kính khoảng 1.200 km, quay cùng quỹ đạo, sau đó tự kết liễu đời mình khi đâm vào Mặt Trăng ngày nay. Điều này cũng được giải thích cho việc vì sao một nửa của Mặt Trăng lại lỗ chỗ như vậy - đó chính là "hậu quả" của cú va chạm khủng khiếp này.
Cực từ Trái Đất có thể thay đổi. Từ việc kiểm tra các loại đá núi lửa, các nhà khoa học phát hiện ra, từ trường của Trái Đất đã thay đổi nhiều lần. Trong đó, lần cuối cùng cách đây gần 10 triệu năm. Tuy nhiên, giới khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi này. Và trong tương lai, điều này có thể tiếp tục diễn ra.
Vẫn chưa biết được về lớp phủ Trái Đất. Theo các nhà địa chất học, lớp phủ của Trái Đất nằm ở độ sâu 30–900 km, trong khi "hố" sâu nhất mà con người đào được là giếng Kola ở Nga, chỉ sâu 12,3 km. Cho nên, chúng ta vẫn chưa được biết đến lớp phủ của Trái Đất. Tuy nhiên, khi khu vực lớp phủ Trái Đất nóng lên và tan chảy, tạo ra đá núi lửa khi magma, chúng ta có thể biết được thành phần của vật chất hình thành nên chúng. Ảnh: ShutterStock.
Mặt Trăng cũng có động đất. Giả thiết cho rằng sự xuất hiện của các vụ "động trăng" này có liên quan đến lực thủy triều của Mặt Trời và Trái Đất và sự rơi của các thiên thạch. Ảnh minh họa: iStock
Trái Đất quay nhanh. Trái Đất quay với tốc độ 1.600 km/h, và quay quanh Mặt Trời với tốc độ 108.00 km/h. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể cảm nhận được chuyển động nếu tốc độ của nó thay đổi. Do tốc độ quay của Trái Đất và lực hấp dẫn là không đổi, chúng ta hoàn toàn không cảm nhận được.
Ngày càng dài hơn. Theo các nhà khoa học, 620 triệu năm trước, một ngày trên Trái Đất kéo dài 21,9 giờ. Sau đó, Trái Đất giảm dần tốc độ quay của nó. Tuy nhiên, điều này xảy ra rất chậm, khoảng 70 mili giây trong 100 năm. Điều đó có nghĩa, sẽ phải mất 100 triệu năm để một ngày có 25 giờ.
Lực hấp dẫn khác nhau. Các nhà khoa học phát hiện ra, không phải nơi nào trên Trái Đất cũng có trọng lực giống nhau, mà thấp và cao khác nhau. Trong đó, Vịnh Hudson ở Canada có trọng lực rất thấp. Điều này có thể do sự tan chảy nhanh chóng của các sông băng. Ảnh: Jonathan Hayward/The Canadian Press.
Nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất. Điểm nóng nhất trên Trái Đất chúng ta được xác định là ở El-Aziziyah (Libya). Nhiệt độ ở đây có khi lên đến +58 °С. Và lạnh nhất là Nam Cực. Vào mùa đông, nhiệt độ ở đó giảm xuống -73 °C. Nhưng nhiệt độ cực thấp (-89,2 °С) được ghi nhận tại trạm Vostok của Nga, vào ngày 21/71983. Ảnh: VOV.
Có thể nhìn thấy hành tinh bị ô nhiễm nặng từ không gian. Theo các phi hành gia, tầm nhìn về Trái Đất từ không gian vào năm 1978 rất khác so với hiện tại. Do lượng lớn các mảnh vụn và chất thải không gian, hành tinh có màu xanh lá cây-trắng-xanh chuyển sang màu nâu-xám-đen. Ảnh: VOV.
Theo các nhà khoa học, Trái Đất được cấu tạo bởi sắt, oxy và silic. Nếu chia hành tinh theo thành phần, nó sẽ giống như sau: sắt 32,1%, oxy 30,1%, silic 15,1%, và magiê 13,9%. Các nhà khoa học tin rằng, có khoảng 90% sắt được tìm thấy trong lõi Trái Đất và phần lớn oxy (khoảng 47%) ở vỏ Trái Đất.
Trái Đất cổ xưa màu tím. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của màu tím này là do thực vật cổ đại không sử dụng chất diệp lục để hấp thụ ánh sáng Mặt Trời mà là một sắc tố khác - retinal. Với retinal, chúng hấp thụ ánh sáng màu lục, và phản xạ lại màu đỏ và tím, khi trộn lẫn lại sẽ thành màu tím. Ngày nay, retinal vẫn tồn tại trong cơ thể một số vi khuẩn.
Đại dương ngầm trong lòng Trái Đất. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hồ chứa nước khổng lồ có niên đại 2,7 tỷ năm tuổi ở độ sâu 410-660 km dưới bề mặt Trái Đất, đủ để lấp đầy tất cả các đại dương trên Trái Đất 3 lần. Từ đây, có giả thuyết cho rằng các đại dương trên Trái Đất hình thành từ sự bùng nổ của đại dương ngầm. Và nếu đại dương ngầm khô cạn, sự sống có thể bị xóa sổ.