Trong giai đoạn Kỷ Permi-Trias cách đây 252 triệu năm trước, sự sống trên Trái đất suýt bị hủy diệt hoàn toàn vì một thảm kịch kinh hoàng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thảm họa chính là hoạt động của núi lửa ở Siberia.Các chuyên gia cho hay thảm họa núi lửa phun trào dữ dội đã khiến 70% các loài động vật trên đất liền và 90% các loài động vật biển bị tuyệt chủng.Để đi đến kết luận này, các nhà khoa học tiến hành phân tích đồng vị boron trong lớp vỏ đá vôi của động vật chân đốt hóa thạch tìm thấy trên Trái đất giúp xác định mức độ axit hóa đại dương trong thời kỳ đại tuyệt chủng toàn cầu.Theo các chuyên gia, độ pH của nước biển liên quan chặt chẽ đến hàm lượng carbon dioxide trong khí quyển.Thông qua nghiên cứu này, các nhà khoa học có thể theo dõi sự biến đổi khí hậu toàn cầu trong những thế kỷ trước.Tiếp đến, các nhà khoa học sử dụng mô hình địa hóa học mới nhất để đánh giá tác động của lượng carbon dioxide dư thừa đối với môi trường.Thông qua các việc làm trên, các chuyên gia phát hiện những đợt phun trào magma trên diện rộng ở Siberia đã thải ra một lượng lớn khí nhà kính.Sự tích tụ của khí nhà kính trong khí quyển suốt vài thiên niên kỷ đã gây ra hiện tượng nóng lên mạnh mẽ và axit hóa đại dương.Những thay đổi mạnh mẽ trong quá trình phong hóa trên đất liền đã ảnh hưởng lớn đến việc sinh tồn của các loài động vật trên Trái đất.Mời độc giả xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THDT.
Trong giai đoạn Kỷ Permi-Trias cách đây 252 triệu năm trước, sự sống trên Trái đất suýt bị hủy diệt hoàn toàn vì một thảm kịch kinh hoàng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thảm họa chính là hoạt động của núi lửa ở Siberia.
Các chuyên gia cho hay thảm họa núi lửa phun trào dữ dội đã khiến 70% các loài động vật trên đất liền và 90% các loài động vật biển bị tuyệt chủng.
Để đi đến kết luận này, các nhà khoa học tiến hành phân tích đồng vị boron trong lớp vỏ đá vôi của động vật chân đốt hóa thạch tìm thấy trên Trái đất giúp xác định mức độ axit hóa đại dương trong thời kỳ đại tuyệt chủng toàn cầu.
Theo các chuyên gia, độ pH của nước biển liên quan chặt chẽ đến hàm lượng carbon dioxide trong khí quyển.
Thông qua nghiên cứu này, các nhà khoa học có thể theo dõi sự biến đổi khí hậu toàn cầu trong những thế kỷ trước.
Tiếp đến, các nhà khoa học sử dụng mô hình địa hóa học mới nhất để đánh giá tác động của lượng carbon dioxide dư thừa đối với môi trường.
Thông qua các việc làm trên, các chuyên gia phát hiện những đợt phun trào magma trên diện rộng ở Siberia đã thải ra một lượng lớn khí nhà kính.
Sự tích tụ của khí nhà kính trong khí quyển suốt vài thiên niên kỷ đã gây ra hiện tượng nóng lên mạnh mẽ và axit hóa đại dương.
Những thay đổi mạnh mẽ trong quá trình phong hóa trên đất liền đã ảnh hưởng lớn đến việc sinh tồn của các loài động vật trên Trái đất.
Mời độc giả xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THDT.