Ong. Đa số các loài ong đều có nọc độc, tuy nhiên, tùy theo loài mà sẽ độc ít hay nhiều. Có loại không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe như ong mật. Nhưng cũng có loại có thể gây chết người với trên 10 vết chích như ong vò vẽ, ong đất.Khi bị loài vật đốt, đầu tiên hãy khều kim chích khỏi vùng bị đốt bằng vật nhọn như mũi dao, đầu kim... Không dùng tay nặn vì sẽ khiến nọc độc thấm sâu hơn vào cơ thể. Nếu bị ong vò vẽ đốt hoặc có biểu hiện của sốc phản vệ thì ngay lập tức phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.Kiến. Nọc của một số loài kiến như kiến lửa, kiến xoan có thể gây ra những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, thở gấp hay sốc phản vệ.Một bệnh nhân bị sốc phản vệ sau khi bị kiến xoan đốt với các biểu hiện hạ huyết áp, vật vã, nổi mề đay toàn cơ thể, buồn nôn, đi ngoài...Trong tình huống này, cần đưa ngay bệnh nhân đi cấp cứu. Ảnh: Tri thức và Cuộc sống.Sâu róm. Lông gai của một số loài có thể gây đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, đi kèm nổi mề đay mẩn ngứa. Sau đó, có thể xuất hiện các nốt xuất huyết. Những triệu chứng khác gồm sưng hạch, nhức đầu, sốt, hạ huyết áp và co giật, diễn tiến nặng có thể tử vong.Bọ chét, rận, ve chó. Những vết đốt của những loài này có thể khiến người bệnh sốt mẩn đỏ. Khi bị chúng cắn, nên kéo chúng thật từ từ, hoặc dùng lửa hơ, bôi cồn, dầu để chúng tự rơi ra, tránh để hàm răng của chúng dính lại da thịt.Nhện. Không đến mức gây chết người như một số đồng loại của chúng ở châu Phi hay Nam Mỹ, nhưng nhện ở Việt Nam cũng có thể khiến người bị cắn chóng mặt, sốt. Khi bị nhện cắn, cần rửa sạch chỗ bị đốt bằng xà phòng và chườm nước đá. Nếu cần thiết có thể uống aspirin theo chỉ định của bác sĩ.Bọ cạp. Ở Việt Nam có hai loài bọ cap phổ biến là bọ cạp đen và bọ cạp nâu. Khi bị bọ cạp đốt, cần chườm nước đá rồi phun thuốc chống đau lên vết đốt Với những trường hợp bị phản ứng, sốc phản vệ, nhất là bị đốt ở mặt, cần đưa đi cấp cứu ngay để được chích thuốc giải độc.Rết. Nọc độc của rết không gây chết người, nhưng khiến người bị cắn cực kỳ đau đớn, đi kèm là nôn mửa và sốt. Khi bị rết cắn cần nặn cho nọc độc theo máu ra ngoài bớt. Theo dân gian, có thể móc lấy nhãi con gà trống bôi lên vết cắn sẽ giảm đau hiệu quả.Muỗi. Trong các loài muỗi, muỗi anophen có thể truyền bệnh sốt rét. Các triệu chứng của bệnh gồm buồn nôn, cúm, sốt và những cơn lạnh. Trong trường hợp nguy hiểm, căn bệnh này khiến người bệnh hôn mê rồi tử vong. Nên nằm màn, phát quang bụi rậm... để tránh muỗi.Ruồi trâu thường hút máu gia súc, nhưng đôi khi đốt cả con người. Vết đốt của ruồi trâu gây đau nhức dai dẳng, có thể kéo dài nhiều ngày và sinh ra những biến chứng khác như sốt cao, co giật, hôn mê. Khi bị ruồi trâu đốt nên rửa bằng xà phòng và chườm đá.Bọ xít hút máu có thể truyền ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi vào cơ thể người qua những vết đốt, gây nên bệnh ngủ chaga. Nó khiến nạn nhân rơi vào tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ và mất khả năng miễn dịch. Khi trở thành mãn tính, bệnh có thể gây nghẽn mạch máu dẫn đến tử vong.
Ong. Đa số các loài ong đều có nọc độc, tuy nhiên, tùy theo loài mà sẽ độc ít hay nhiều. Có loại không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe như ong mật. Nhưng cũng có loại có thể gây chết người với trên 10 vết chích như ong vò vẽ, ong đất.
Khi bị loài vật đốt, đầu tiên hãy khều kim chích khỏi vùng bị đốt bằng vật nhọn như mũi dao, đầu kim... Không dùng tay nặn vì sẽ khiến nọc độc thấm sâu hơn vào cơ thể. Nếu bị ong vò vẽ đốt hoặc có biểu hiện của sốc phản vệ thì ngay lập tức phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Kiến. Nọc của một số loài kiến như kiến lửa, kiến xoan có thể gây ra những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, thở gấp hay sốc phản vệ.
Một bệnh nhân bị sốc phản vệ sau khi bị kiến xoan đốt với các biểu hiện hạ huyết áp, vật vã, nổi mề đay toàn cơ thể, buồn nôn, đi ngoài...Trong tình huống này, cần đưa ngay bệnh nhân đi cấp cứu. Ảnh: Tri thức và Cuộc sống.
Sâu róm. Lông gai của một số loài có thể gây đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, đi kèm nổi mề đay mẩn ngứa. Sau đó, có thể xuất hiện các nốt xuất huyết. Những triệu chứng khác gồm sưng hạch, nhức đầu, sốt, hạ huyết áp và co giật, diễn tiến nặng có thể tử vong.
Bọ chét, rận, ve chó. Những vết đốt của những loài này có thể khiến người bệnh sốt mẩn đỏ. Khi bị chúng cắn, nên kéo chúng thật từ từ, hoặc dùng lửa hơ, bôi cồn, dầu để chúng tự rơi ra, tránh để hàm răng của chúng dính lại da thịt.
Nhện. Không đến mức gây chết người như một số đồng loại của chúng ở châu Phi hay Nam Mỹ, nhưng nhện ở Việt Nam cũng có thể khiến người bị cắn chóng mặt, sốt. Khi bị nhện cắn, cần rửa sạch chỗ bị đốt bằng xà phòng và chườm nước đá. Nếu cần thiết có thể uống aspirin theo chỉ định của bác sĩ.
Bọ cạp. Ở Việt Nam có hai loài bọ cap phổ biến là bọ cạp đen và bọ cạp nâu. Khi bị bọ cạp đốt, cần chườm nước đá rồi phun thuốc chống đau lên vết đốt Với những trường hợp bị phản ứng, sốc phản vệ, nhất là bị đốt ở mặt, cần đưa đi cấp cứu ngay để được chích thuốc giải độc.
Rết. Nọc độc của rết không gây chết người, nhưng khiến người bị cắn cực kỳ đau đớn, đi kèm là nôn mửa và sốt. Khi bị rết cắn cần nặn cho nọc độc theo máu ra ngoài bớt. Theo dân gian, có thể móc lấy nhãi con gà trống bôi lên vết cắn sẽ giảm đau hiệu quả.
Muỗi. Trong các loài muỗi, muỗi anophen có thể truyền bệnh sốt rét. Các triệu chứng của bệnh gồm buồn nôn, cúm, sốt và những cơn lạnh. Trong trường hợp nguy hiểm, căn bệnh này khiến người bệnh hôn mê rồi tử vong. Nên nằm màn, phát quang bụi rậm... để tránh muỗi.
Ruồi trâu thường hút máu gia súc, nhưng đôi khi đốt cả con người. Vết đốt của ruồi trâu gây đau nhức dai dẳng, có thể kéo dài nhiều ngày và sinh ra những biến chứng khác như sốt cao, co giật, hôn mê. Khi bị ruồi trâu đốt nên rửa bằng xà phòng và chườm đá.
Bọ xít hút máu có thể truyền ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi vào cơ thể người qua những vết đốt, gây nên bệnh ngủ chaga. Nó khiến nạn nhân rơi vào tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ và mất khả năng miễn dịch. Khi trở thành mãn tính, bệnh có thể gây nghẽn mạch máu dẫn đến tử vong.